R. B. Hokken và cộng sự nghiên cứu về lóc tách thân chung ĐMV trong thủ thuật, kết quả: trong số 7.199 BN thủ thuật có 18 BN bị lóc tách thân chung (0,25%). Trong số 18 BN này có các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá (22%), đái tháo đường (6%), rối loạn lipid máu (61%), tăng huyết áp (28%), yếu tố gia đình (44%), khơng có yếu tố nguy cơ (22%) [123]. Albert Teis và các cộng sự nghiên cứu về thủng ĐMV trong thủ thuật can thiệp do dây dẫn: tỷ lệ thủng ĐMV chiếm 30% trong 6.994 tổn thương ĐMV (4.353 BN được thủ thuật). Kết quả: tỷ lệ thủng ĐMV do dây dẫn chiếm 0,35%. Dây dẫn gây thủng ĐMV: với hơn 1 tổn thương/1 mạch (p = 0,016), hơn 1 tổn thương/nhiều mạch (p = 0,05), các tổn thương phức tạp (p = 0,02), theo tỷ lệ % hẹp lòng mạch (p < 0,01), dùng hơn 1 dây dẫn (p < 0,01), dùng dây dẫn ưa nước (p < 0,01), thủ thuật can thiệp tắc ĐMV mạn tính (p < 0,01) [32].
Mandeep Singh và các cộng sự nghiên cứu về các biến chứng và tử vong trong PCI có chuẩn bị với 2.894 BN. G. Dorros và các cộng sự nghiên cứu về các biến chứng và tử vong trong PCI từ đăng ký số liệu PCI của NHLBI với 1.500 BN. Kết quả: tỷ lệ các biến chứng và tử vong trong PCI (bảng 1.7) [66], [97].
Bảng 1.7. Tỷ lệ các biến chứng và tử vong trong can thiệp động mạch vành
Tác giả Mandeep Singh [97] G. Dorros [66]
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Tổng số các biến chứng 232 8 314 21
Tử vong 8 0,3 16 1,1
NMCT có sóng Q 36 1 72 13,3
Đau thắt ngực - - 121 22,3
Phẫu thuật bắc cầu nối chủ-
vành cấp cứu 7 0,2 < 1
Lóc tách ĐMV - - 43 2,9
Tắc ĐMV - - 70 12,9
Co thắt ĐMV 63 11,6
Tai biến mạch não 7 0,2 - -
Men CK-MB tăng sau PCI 209 7 - -
Nhịp tim chậm - - 25 1,7
Rung thất - - 24 1,6
Chảy máu tại đường vào ĐM - - < 1
* Nguồn: G. Dorros (1993) [66], Mandeep Singh et al. (2005) [97]