Tỷ lệ biến chứng trong PCI cấp cứu (30,2%) cao hơn tỷ lệ biến chứng

Một phần của tài liệu luân ân nghiên cứu đặc điểm một số biến chứng trong 24 giờ đầu can thiệp động mạch vành qua da tại viện tim mạch quốc gia việt nam (Trang 114 - 118)

trong PCI có chuẩn bị (14,4%), tỷ lệ tử vong trong PCI cấp cứu (3,7%) cao hơn tỷ lệ tử vong trong PCI có chuẩn bị (0,4%).

- Nguy cơ biến chứng trong PCI cấp cứu cao gấp 2,57 lần so với nguy cơ biến chứng trong PCI có chuẩn bị (OR = 2,57; 95% CI từ 1,65 đến 4,0; p < 0,001), nguy cơ tử vong trong PCI cấp cứu cao gấp 9,38 lần so với nguy cơ tử vong trong PCI có chuẩn bị (OR = 9,38; 95% CI từ 1,19 đến 73,82; p < 0,05).

- Tỷ lệ các biến chứng tại ĐMV: thủng ĐMV (0,2%); Lóc tách ĐMV (0,9%); Hiện tượng khơng dịng chảy (2,7%); Tắc mạch đoạn xa (0,6%). Đặc điểm: các biến chứng đều xảy ra sau khi nong bóng và đặt Stent.

- Tỷ lệ các biến chứng nội khoa: hội chứng tái tưới máu (7,2%); Rối loạn nhịp tim trong thủ thuật (9,8%) bao gồm chậm xoang, nhanh xoang, rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, rung thất, bloc nhĩ- thất cấp III; Bệnh thận do TCQ (7,8%) với một số yếu tố nguy cơ như: sốc tim (p < 0,001), suy tim NYHA III-IV (p < 0,05), EF < 29% (p < 0,01), tăng huyết áp (p < 0,05), TCQ ion hóa (p < 0,001).

- Tỷ lệ chảy máu-máu tụ đường vào ĐM (1,6%). Tỷ lệ chảy máu-máu tụ ở nữ giới (0,6%) cao hơn nam giới (0,3%), nguy cơ chảy máu-máu tụ đường vào ĐM ở nữ giới cao gấp 25,3 lần so với nguy cơ chảy máu-máu tụ đường vào ĐM ở nam giới (OR = 25,3; 95% CI từ 3,1 đến 553,1; p < 0,01).

2. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến biến chứng và tử vong trong PCI* Biến chứng: * Biến chứng:

- Sốc tim: tỷ lệ biến chứng ở những BN sốc tim (100%) cao hơn tỷ lệ biến chứng ở những BN không sốc tim (20,4%) với p < 0,001.

- Suy tim Killip III: OR = 3,61; 95% CI từ 1,40 đến 9,31; p < 0,01. - EF < 29%: OR = 3,27; 95% CI từ 1,68 đến 6,38; p < 0,01.

- Suy thận: tỷ lệ biến chứng ở những BN suy thận (100%) cao hơn tỷ lệ biến chứng ở những BN không suy thận (21,5%) với p < 0,01.

- Tổn thương 3 thân ĐMV: OR = 3,9; 95% CI từ 2,5 đến 6,0; p < 0,001.

* Tử vong:

- Sốc tim: OR = 370,5; 95% CI từ 65,6 đến 2091,5; p < 0,001. - Suy tim Killip III: OR = 6,7; 95% CI từ 1,3 đến 33,6; p < 0,05. - Suy tim NYHA III-IV: OR = 17,3; 95% CI từ 4,9 đến 61,2; p < 0,001. - EF < 29%: OR = 40,3; 95% CI từ 10,2 đến 159,7; p < 0,001.

- Suy thận: OR = 18,3; 95% CI từ 3,2 đến 103,3; p < 0,05.

- Tổn thương thân chung: OR = 9,28; 95% CI từ 2,57 đến 35,53; p < 0,01. - Tổn thương 3 thân ĐMV: OR = 17,32; 95% CI từ 2,20 đến 136,41; p < 0,001.

3. Điểm nguy cơ dự báo biến chứng và tử vong trong PCI:

Qua biểu đồ với đường cong ROC có điểm cắt (cut off):

- Của tổng số điểm nguy cơ = 6,5. Người bệnh có nguy cơ biến chứng trong PCI khi tổng số điểm nguy cơ theo thang điểm Mayo Clinic Risk Score ≥ 6,5 (lấy số nguyên ≥ 7 điểm).

- Của tổng số điểm nguy cơ = 15,5. Người bệnh có nguy cơ tử vong trong PCI khi tổng số điểm nguy cơ theo thang điểm New York Risk Score ≥ 15,5 (lấy số nguyên ≥ 16 điểm).

HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đơn trung tâm, so với các nghiên cứu đa trung tâm của các tác giả trên thế giới (đặc biệt là ở Hoa Kỳ) thì nghiên cứu này có số lượng đối tượng nghiên cứu không nhiều (511 trường hợp), cho nên kết quả của nghiên cứu chỉ phản ánh một phần nhỏ kết quả các biến chứng và tử vong mà chưa phát triển được một hệ thống bảng điểm dự báo nguy cơ biến chứng và tử vong trong các trung tâm Tim mạch can thiệp ở Việt Nam.

Nhằm giảm thiểu tối đa các biến chứng và tử vong trong thủ thuật can thiệp. Hy vọng trong tương lai, các nghiên cứu về biến chứng và tử vong trong PCI ở Việt Nam là nghiên cứu đa trung tâm với số lượng đối tượng nghiên cứu lớn để phát triển thành hệ thống bảng điểm dự báo nguy cơ tại các Trung tâm Tim mạch can thiệp trong nước.

KIẾN NGHỊ

Can thiệp ĐMV qua da là phương pháp điều trị bệnh ĐMV rất có hiệu quả nhưng vẫn còn tồn tại một tỷ lệ biến chứng và tử vong, đặc biệt là các yếu tố nguy cơ có liên quan. Từ kết quả thu được chúng tôi xin đề xuất ý kiến:

Điểm dự báo nguy cơ biến chứng và điểm dự báo nguy cơ tử vong trong can thiệp ĐMV qua da được đưa vào Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam, cụ thể:

1. Bằng áp dụng thang điểm Mayo Clinic Risk Score, dự báo người bệnh có nguy cơ biến chứng trong PCI khi tổng số điểm ≥ 7.

2. Bằng áp dụng thang điểm New York Risk Score, dự báo người bệnh có nguy cơ tử vong trong PCI khi tổng số điểm ≥ 16.

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Hàn Nhất Linh, Phạm Gia Khải, Hoàng Minh Hằng (2013), “Một số

yếu tố tiên lượng nặng liên quan đến tỷ lệ tử vong trong 24 giờ đầu can thiệp động mạch vành qua da”, Tạp chí Y học Việt Nam, (1), tr. 68-72. 2. Hàn Nhất Linh, Phạm Gia Khải, Hoàng Minh Hằng (2014), “Nghiên

cứu một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh thận do thuốc cản quang trong 24 giờ đầu can thiệp động mạch vành qua da”, Tạp chí Y học Việt

Nam, (1), tr. 91-94.

3. Hàn Nhất Linh, Phạm Gia Khải, Hoàng Minh Hằng (2014), “Nghiên

cứu đặc điểm một số biến chứng trong 24 giờ đầu can thiệp động mạch vành qua da”, Tạp chí Y học Việt Nam, (2), tr. 24-29.

Một phần của tài liệu luân ân nghiên cứu đặc điểm một số biến chứng trong 24 giờ đầu can thiệp động mạch vành qua da tại viện tim mạch quốc gia việt nam (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w