- Suy tim NYHA IIIIV Can thiệp ĐMV phả
4.4.2. Kết quả điểm nguy cơ dự báo biến chứng và dự báo tử vong
Dựa trên tổng số điểm nguy cơ cho mỗi BN, mối liên hệ bất định giữa tổng số điểm nguy cơ biến chứng hoặc tổng số điểm nguy cơ tử vong trong PCI, sẽ có 4 tình huống xảy ra:
(1) Điểm nguy cơ cao ↔ Biến chứng hoặc tử vong: dương tính thật. (2) Điểm nguy cơ cao ↔ Khơng biến chứng hoặc cịn sống: dương tính tính giả.
(3) Điểm nguy cơ thấp ↔ Biến chứng hoặc tử vong: âm tính giả.
(4) Điểm nguy cơ thấp ↔ Khơng biến chứng hoặc cịn sống: âm tính thật.
Tỉ lệ dương tính thật được gọi là độ nhạy (sensitivity), tỉ lệ âm tính thật được gọi là độ đặc hiệu (specificity). Sử dụng phương pháp có độ nhạy cao cho phép loại bỏ khả năng dự báo biến chứng hoặc tử vong. Sử dụng phương pháp có độ đặc hiệu cao có nghĩa nếu điểm nguy cơ thấp (hoặc khơng) thì dự báo ít khả năng biến chứng hoặc cịn sống. Điều này có nghĩa phương pháp có độ đặc hiệu cao rất có ích cho xác định dự báo biến chứng hoặc tử vong.
Biểu đồ ROC được áp dụng để xác định mối liên hệ giữa độ nhạy và độ đặc hiệu, biểu đồ có trục tung là tỉ lệ dương tính thật và trục hồnh là tỉ lệ dương tính giả (1 - độ đặc hiệu). Cả hai tỉ lệ có giá trị dao động từ 0 - 100 (hay từ 0 - 1 nếu dùng xác suất), hai tỉ lệ này được ước tính cho từng giá trị tham chiếu bằng kết nối các điểm với nhau, và hình thành một đường cong ROC liên tục. Nếu phương pháp test* khơng tác dụng thì tất cả các điểm tham chiếu đều nằm trên đường thẳng nối hai điểm (0, 0) và (1, 1), và diện tích dưới đường biểu diễn ROC bằng 0,5. Thông qua đường cong ROC để tìm điểm cắt (cut off) của các biến định lượng có giá trị phân biệt giữa biến chứng hoặc tử vong với không biến chứng hoặc không tử vong là tốt nhất, đó là tìm ngưỡng (threshold) có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất.
(*Test = Tổng số điểm nguy cơ biến chứng hoặc tổng số điểm nguy cơ tử vong).
Do chỉ số độ dương tính giả và độ nhạy biến thiên ngược chiều nhau nên “dung hịa” cho hai chỉ số này bằng ước tính diện tích dưới đường cong ROC
(AUC: Area Under the Curve). Trên biểu đồ có diện tích bằng 1 (hình vng với mỗi cạnh bằng 1), và diện tích dưới đường biểu diễn được tính bằng phương pháp tích phân. Diện tích dưới đường cong ROC (AUC) có ý nghĩa: 0,90 - 1 (rất tốt); 0,80 - 0,90 (tốt); 0,70 - 0,80 (trung bình); 0,60 - 0,70 (khơng tốt); 0,50 - 0,60 (khơng giá trị).
Với phân tích các thuật tốn trên, chúng tơi đánh giá kết quả như sau:
* Điểm dự báo nguy cơ biến chứng: biểu đồ đường cong ROC là tập
hợp các điểm nguy cơ biến chứng của 511 BN trên đường biểu diễn. Biểu đồ có điểm cắt của tổng số điểm nguy cơ = 6,5 (tương ứng với độ nhạy = 0,63 và độ đặc hiệu = 0,67). Như vậy, dự báo nguy cơ biến chứng trong PCI khi BN có tổng số điểm theo MCRS ≥ 6,5, với độ nhạy của điểm cắt = 0,65 (65,0%) và độ đặc hiệu = 0,67 (67,0%). Chúng tôi lấy số nguyên 6,5 ≈ 7,0 điểm (kết quả biểu đồ 3.6).
* Điểm dự báo nguy cơ tử vong: biểu đồ đường cong ROC là tập hợp
các điểm nguy cơ tử vong của 511 BN trên đường biểu diễn, biểu đồ có điểm cắt của tổng số điểm nguy cơ = 15,5 (tương ứng với độ nhạy = 1,0 và độ đặc hiệu = 0,96). Như vậy, dự báo nguy cơ tử vong trong PCI khi BN có tổng số điểm theo NYRS ≥ 15,5, với độ nhạy của điểm cắt = 1,0 (100%) và độ đặc hiệu = 0,96 (96,0%). Chúng tôi lấy số nguyên 15,5 ≈ 16 điểm (kết quả biểu đồ 3.7).
KẾT LUẬN
Qua theo dõi và nghiên cứu 511 BN can thiệp động mạch vành qua da tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, chúng tôi nhận thấy:
1. Tỷ lệ, đặc điểm biến chứng và tử vong trong 24 giờ đầu PCI- Tỷ lệ biến chứng chiếm 22,7%, tỷ lệ tử vong chiếm 2,2%. - Tỷ lệ biến chứng chiếm 22,7%, tỷ lệ tử vong chiếm 2,2%.