TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ GÃY XHT VÀ GMCT

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá chức năng nhai trên bệnh nhân sau điều trị gãy xương hàm trên le fort i, le fort II và gò má cung tiếp (Trang 32 - 34)

Vấn đề điều trị các chấn thương vùng hàm mặt đã được nghiên cứu từ

rất lâu trong lịch sử loài người [72]. Ngay từ những thập niên trước cơng ngun, lồi người đã biết cách cố định xương hàm mặt bị tổn thương bằng

các thiết bị thô sơ. Năm 400 trước công nguyên, Hypocrat đã dùng chỉ bạc

buộc các răng để cố định xương hàm. Năm 1779, Chopart và De Sault đã dùng vít và nẹp gỗ cố định các xương gãy. Tới năm 1975, Charpy đã ứng

dụng bản cố định kim loại nhỏ (miniplate) và ốc bắt vít để điều trị gãy xương

hàm. Cũng từ đó, kỹ thuật này được ứng dụng rộng rãi cho đến ngày nay, do có nhiều ưu điểm lớn.

Tại Việt Nam, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, các phẫu thuật viên đã tiến hành cố định xương gãy bằng chỉ thép, kết hợp với băng cằm đầu (phương pháp Adam [73]). Những kinh nghiệm này, ngay sau khi kết thúc

cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 đã được Nguyễn Dương Hồng [74]

và Nguyễn Huy Phan [75] đúc kết thành những bài học kinh nghiệm để phục

vụ cho cuộc chiến tranh chống Mỹ tiếp theo đó. Các phẫu thuật viên quân đội,

các phẫu thuật viên của bệnh viện Việt Đức đã trực tiếp điều trị nhiều bệnh

nhân chấn thương hàm mặt nặng ngay tại mặt trận và trung tâm Thủ Đô đang

bị bắn phá [76],[77],[78],[79]. Năm 1978, Nguyễn Khắc Giảng [80] đã công bố những nhận xét lâm sàng và điều trị đặc biệt, nhân hai trường hợp gãy rời

phần dưới tầng giữa mặt thuộc xương hàm trên theo Le Fort khơng điển hình, do bị đạn rocket găm vào giữa mặt với kíp đạn chưa nổ tại khoa Răng Hàm

Mặt bệnh viện Việt Đức. Năm 1999, Trần Văn Trường, Trương Mạnh Dũng đã công bố kết quả nghiên cứu, tổng kết tình hình chấnthương hàm mặt trong 11 năm (1988-1998) tại viện RHM Hà Nội [81].

Nếu như ở giai đoạn đầu sau chiến tranh, các nghiên cứu chỉ tập trung

chủ yếu về kỹ thuật và phục hồi giải phẫu, mà khơng nói đến phục hồi về

chức năng nhai như thế nào. Từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, đã có nhiều sự chú ý hơn trong đánh giá về chức năng nhai, khớp cắn với các thầy

thuốc tiên phong như Hoàng Tử Hùng (1995) [15], Nguyễn Văn Cát (1997) [65], Mai Đình Hưng (1999) [66]. Tuy nhiên, các cơng trình mới nghiên cứu

những hoạt động của chức năng nhai trên người bình thường mà chưa ứng

dụng nó cho việc đánh giá hiệu quả sau điều trị chấn thương hàm mặt. Có thể việc đánh giá có khó khăn và phức tạp. Việc đánh giá chức năng nhai trên bệnh nhân sau điều trị gãy xương hàm trên Le Fort I, II và GMCT sẽ giúp cho phẫu thuật viên trong chỉ định phẫu thuật, mang lại chức năng nhai tốt nhất

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá chức năng nhai trên bệnh nhân sau điều trị gãy xương hàm trên le fort i, le fort II và gò má cung tiếp (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)