Kết quả điều trị sớm khi ra viện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá chức năng nhai trên bệnh nhân sau điều trị gãy xương hàm trên le fort i, le fort II và gò má cung tiếp (Trang 58 - 60)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.12. Kết quả điều trị sớm khi ra viện

Qua nghiên cứu 55 bệnh nhân bị gãy XHT và GMCT được điều trị

phẫu thuật kết hợp xương tại khoa Chấn thương và Chỉnh hình hàm mặt, bệnh viện RHM Trung ương Hà Nội, chúng tôi nhận thấy: thời gian từ khi được phẫu thuật tới khi ra viện trung bình là 6,3 ± 1,25 ngày. Trong thời gian này, khi theo dõi thấy cả 55 bệnh nhân đều có vết mổ khô, không bị nhiễm trùng vết mổ. Khi ra viện chúng tôi đánh giá kết quả sớm như sau:

Bảng 3.17: Đánh giá sự cân đối của khuôn mặt khi ra viện

Hình dáng khn mt BN TL %

Khá: mặt biến dạng ít (bệnh nhân hài lịng) 12 21,8 Kém: mặt biến dạng rõ (bệnh nhân khơng hài lịng) 0 0,0

Nhn xét: Khi ra viện, tỷ lệ những bệnh nhân có khn mặt cân đối là 78,2%, bên cạnh đó số bệnh nhân có khn mặt biến dạng ít vẫn chiếm tỷ lệ cao (21,8%), hầu hết ở những bệnh nhân này là do khuôn mặt vẫn cịn nề nhẹ, do trong trong q trình phẫu thuật, những bệnh nhân này phải bóc tách cơ nhiều

hơn những bệnh nhân khác.

Bảng 3.18: Đánh giá vết sẹo khi ra viện

Tình trng vết so khi ra vin BN TL %

Tốt : sẹo mịn màng, đứng cách xa 5m khơng nhìn thấy

sẹo 26 47,3

Khá : sẹo hơi thơ, đứng cách xa 5m nhìn thấy sẹo 29 52,7 Kém: sẹo thô, đứng cách xa > 5m nhìn thấy sẹo rõ 0 0,0

Nhận xét: Khi ra viện, tỷ lệ bệnh nhân có vết sẹo thơ, đứng cách xa 5m vẫn nhìn thấy sẹo chiếm tỷ lệ cao nhất (52,7%), hầu hết gặp ở những bệnh nhân có gãy cả xương hàm trên và xương GMCT phối hợp. Trên những bệnh nhân này, khi nhập viện đều có tình trạng rách phần mềm vùng mặt khi bị chấn

thương.

Bảng 3.19: MLQ giữa các loại gãy xương và tình trạng vết sẹo

Loại gãy xương BN Tốt Khá

XHT đơn thuần (1 bên hoặc 2 bên) 25 23 (92,0%) 2 (8,0%) XHT (1 bên hoặc 2 bên) + GMCT 30 25 (93,3%) 2 (6,7%)

Nhận xét: Qua bảng 3.19 chúng tôi nhận thấy tình trạng vết sẹo sau mổ

khơng phụ thuộc vào loại hình gãy xương (p = 0,737).

Bng 3.20: Đánh giá s liền xương trên phim X-quang khi ra vin

S liền xương BN TL %

Tốt: xương liền tốt, không biến dạng, không di lệch 51 92,7

Khá: xương liền, biến dạng và di lệch ít 4 7,3

Kém: xương liền kém hoặc không liền 0 0,0

Nhận xét: Hầu hết các bệnh nhân (92,7%) nhìn thấy vết gãy trên phim khít, hai đầu gãy được đưa về đúng mốc giải phẫu. Có 4 bệnh nhân (7,3%) có

đường gãy cịn bị di lệch, hoặc có khuyết hổng xương.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi bệnh nhân ra viện, 100% được cố định ngoài bằng cung thép hoặc ốc bắt vít nên chúng tơi chỉ đánh giá được việc hai hàm có cắn khít hay khơng. Kết quả cho thấy 100% bệnh nhân đều

đạt được sự cắn khít ở cả 3 vùng (vùng răng hàm bên phải, bên trái và vùng

răng cửa).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá chức năng nhai trên bệnh nhân sau điều trị gãy xương hàm trên le fort i, le fort II và gò má cung tiếp (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)