KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.9. Mức động ậm miệng trước điều trị
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, khi chúng tôi hướng dẫn 55 bệnh nhân cho cắn chạm răng hai hàm ở tư thế lồng múi tối đa, thấy nhóm bệnh nhân cắn chạm được răng hàm trên khít với răng hàm dưới ở cả 3 vùng
(trước, bên phải, bên trái) chiếm tỷ lệ thấp nhất (20,0%). Điều đặc biệt, trong 11 bệnh nhân có thể cắn khít được cả 3 vùng thì có đến 8 bệnh nhân bị gãy phối hợp cả xương hàm trên 2 bên và gị má cung tiếp, nhưng do bệnh nhân
có đường gãy không di lệch, nên khi hướng dẫn bệnh nhân cắn lại, khớp vẫn cắn khít được.
Số lượng bệnh nhân chỉ cắn chạm được một đến hai điểm chạm, thậm chí cắn hở hồn toàn chiếm tỷ lệ cao nhất (56,4%), những bệnh nhân cắn chạm được hai vùng chiếm (23,6%). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế
khi những bệnh nhân bị chấn thương nặng khi gãy xương hàm trên cả hai bên, có hoặc khơng gãy phối hợp với gãy xương gò má cung tiếp trong nghiên cứu này chiếm tới 85,4%. Chúng tôi nhận thấy, đối với gãy xương gò má cung tiếp, những di lệch chỉ ảnh hưởng đến chức năng há miệng và thẩm mỹ mà không ảnh hưởng nhiều đến khớp cắn. Do đó, việc điều trị nắn chỉnh nên nhằm vào mục tiêu phục hồi vị trí giải phẫu là chính, từđó sẽ khơi phục được hình thể ngồi để đảm bảo thẩm mỹ cho khuôn mặt bệnh nhân. Đối với các loại gãy xương hàm trên, trước hết đều ít nhiều ảnh hưởng đến khớp cắn. Do vậy, khi điều trị nắn chỉnh phải nhằm vào mục tiêu điều trị khớp cắn là trên hết, sau đó mới đến các mục tiêu sau.