6.3.1. Lịch sử dụng năng lượng của con người
Năng lượng ban đầu con người sử dụng đó là năng lượng mặt trời dùng để
sưởi ấm, phơi khô lương thực... Tiếp đó là dùng năng lượng từ gỗ củi, sau đó đến năng lượng gió, nước. Năng lượng từ than đá bắt đầu sử dụng mạnh mẽ vào thế kỷ XVIII -
XIX. Năng lượng dầu mỏ bắt đầu sử dụng vào đầu thế kỷ XX và chiếm một tỉ lệ lớn cho tới ngày nay. Các dạng năng lượng "sạch" khác như mặt trời (tạo ra điện), gió, thủy triều… bắt đầu sử dụng hạn chế ở nửa cuối thế kỷ XX.
Nhu cầu sử dụng của con người tăng nhanh chóng, đặc biệt con người ngày càng phụ thuộc nhiều hơn các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá và dầu khí.
Tùy vào từng giai đoạn cũng như trình độ phát triển mà mỗi quốc gia có cơ cấu sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau.
6.3.2. Các nguồn năng lượng của loài người
Các nguồn năng lượng trên Trái đất được phân loại theo nhiều tiêu chí khác
nhau:
- Theo khả năng tái tạo: năng lượng tái tạo và không tái tạo - Theo khả năng gây ÔN: năng lượng sạch, năng lượng gây ÔN
- Theo khả năng trao đổi và buôn bán: năng lượng thương mại và phi thương mại. - Theo bản chất năng lượng: năng lượng bức xạ mặt trời, năng lượng hóa thạch, năng lượng thủy triều, gió, thủy điện, phóng xạ, năng lượng sinh khối.
6.3.3. Nhu cầu và mức tiêu thụ năng lượng trên thế giới
Mức tiêu thụ năng lượng thương mại trên đầu người trong một thời gian dài được xem là một tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của xã hội loài người và sự phát
triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Căn cứ vào mức tiêu thụ năng lượng trên đầu người tính ra gigajun (109 jun) được chia ra:
- Lớn hơn 160 gigajun - mức tiêu thụ cao: có 31 nước chiếm 60,5% - Từ 80-159 gigajun - mức tiêu thụ trung bình: có 28 nước chiếm 22,7%
- Từ 40- 79 gigajun - mức tiêu thụ trung bình thấp: 75 nước chiếm 16,7%, Việt Nam thuộc nhóm này với mức tiêu thụ 22,65 GJ/người (thứ 106).
Hình 6.1: Các nước có mức tiêu thụ năng lượng/người cao
(Nguồn: 2007 Global Energy Survey) Nhu cầu năng lượng tồn cầu chính dự kiến sẽ tăng ít nhất 50% giữa từ 2010
đến 2030, trung bình hàng năm 1,6%, hơn 70% nhu cầu từ các quốc gia đang phát triển
(TQ, Ấn Độ…); trong đó Trung Quốc chiếm 30%. Ngoài ra, nhu cầu về dầu của Trung Quốc cũng tăng nhanh, từ 7,6 % trong năm 2004 lên gần 11% trong năm 2020, Ấn Độ cũng trong tình trạng đó.
6.3.4. Một số vấn đề của việc khai thác và sử dụng năng lượng
- Tổn thất và lãng phí
Nguồn năng lượng không tái tạo ngày càng cạn kiệt trong khi mức độ thất
thoát trong khai thác chế biến và lãng phí trong sử dụng lại rất lớn, đặc biệt là năng
lượng than, dầu khí và điện. Nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ lạc hậu và một phần là do cách tính thuế và phí tài nguyên thấp.
- Sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn năng lượng hóa thạch sắp cạn kiệt và đầy bất ổn
Có thể nói, sự tồn vong và phát triển của thế giới hiện nay phụ thuộc phần lớn vào các nguồn tài nguyên, chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt và than đá. Dầu mỏ là động lực phát triển của thế giới trên con đường tiến tới văn minh và cũng là nguyên nhân gây ra nhiều biến động, bất ổn.
- Ô nhiễm MT
Sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch gây ƠN rất lớn đặc biệt là gây ƠN
nhà kính, lỗ thủng tầng ôzon… mà nguyên nhân chủ yếu là việc đốt năng lượng hóa thạch.
- Tài nguyên cạn kiệt
Cho dù các số liêu dự báo về thời gian cạn kiệt tài nguyên có khác nhau,
nhưng gần như chắc chắn nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt và sự khan hiếm đã diễn ra.
Sự gia tăng dân số, sử dụng lãng phí và "thừa thải" của các nước phát triển đang khiến tài nguyên cạn kiệt.
6.3.5. Các giải pháp về năng lượng của loài người
a. Chiến lược năng lượng thế giới
Các chiến lược và giải pháp chính tập trung vào những nội dung sau [20]:
- Thiết lập các mục tiêu năng lượng toàn cầu cho một chiến lược dài
- Soạn thảo những chiến lược quốc gia về năng lượng cho thời gian 30 năm tới.
- Đa dạng hóa nguồn năng lượng, trong đó chú trọng phát triển năng lượng vô tận nhưng tiếp cận bền vững hơn với nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân.
- Sử dụng hạn chế và tiết kiệm nguồn năng lượng đặc biệt là năng lượng
không tái tạo như dầu mỏ, than đá… sự lãng phí trong phân phối năng lượng và ÔN MT trong sản xuất năng lượng thương mại.
- Phát triển cơng nghệ tiên tiến có khả năng sử dụng hiệu quả năng lượng, đặc biệt là năng lượng "sạch" và năng lượng vô tận.
- Hợp tác quốc tế trong vấn đề sử dụng và phát triển năng lượng, cũng như
chuyển giao công nghệ - kĩ thuật "tiết kiệm" năng lượng.
- Phát động các chiến dịch truyền thông nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm
năng lượng.
b. Chiến lược năng lượng Việt Nam
Ngày 27/12/2007, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định phê duyệt Chiến
lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn chiến lược đến 2050. Có một số vấn đề trọng tâm sau:
- Đề ra mục tiêu cụ thể và tổng quát phát triển năng lượng đến 2020 và định
- Định hướng phát triển cho từng ngành: than, điện, dầu khí, năng lượng mới
và tái tạo.
- Các chính sách: Chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; Chính
sách giá năng lượng; Chính sách đầu tư cho phát triển nguồn năng lượng mới và tái
tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân; Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả; Chính sách bảo vệ MT.
- Các giải pháp thực hiện: Giải pháp về đầu tư phát triển; Giải pháp về cơ chế tài chính; Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp về cơ chế tổ chức.