Các công cụ quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Bài giảng khoa học môi trường đại cương (Trang 55 - 59)

5.3.1. Khái niệm

Công cụ quản lý MT là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý

MT của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất.

Theo bản chất có thể phân loại công cụ quản lý MT thành 04 loại sau:

- Cơng cụ luật pháp chính sách: bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách MT quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.

- Các công cụ kinh tế: gồm các loại thuế, phí,...đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt

động sản xuất kinh doanh.

- Các cơng cụ kỹ thuật: thực hiện vai trị kiểm sốt và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần MT, về sự hình thành và phân bố chất ÔN trong MT.

- Công cụ giáo dục, khuyến khích tự nguyện: bao gồm các tuyên truyền, phổ biến pháp luật; nhãn sinh thái; hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001; đánh giá vòng đời sản phẩm.

5.3.2. Các công cụ kinh tế a. Thuế và phí mơi trường

Là khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước của các thể nhân và pháp nhân có hoạt động hoặc sản phẩm gây hại cho MT theo luật định. Bao gồm: Thuế MT và các loại phí khác như, phí CTR, phí NT, phí khai thác khống sản, phí khí thải...

Thuế thường đánh vào sản phẩm mà quá trình sử dụng và sau sử dụng có khả năng gây hại cho MT. Theo Luật Thuế MT 2010 có 8 đối tượng chịu thuế như xăng,

dầu, than đá, HCFC... Cịn phí MT thường đánh vào đơn vị chất thải cụ thể do các chủ thể gây ra.

b. Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay côta ô nhiễm

Bản chất của cơ ta ƠN là công nhận về mặt pháp luật quyền được gây thiệt hại

về môi trường. Trong điều kiện đảm bảo tổng nguồn thải của khu vực khơng thay đổi, nhưng các doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận (giảm chi phí bảo vệ mơi trường) thơng qua cơ chế mua bán cơ ta ƠN. Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ÔN tối đa có thể

cho phép thải vào MT, sau đó phân bổ cho các cơ sở sản xuất.

c. Ký quỹ MT

Là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ƠN MT. Nội dung chính là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một

khoản tiền nào đó. Trong q trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu cơ sở có các biện pháp chủ động khắc phục, không để xảy ra ƠN MT như cam kết thì số tiền ký quỹ sẽ

được hồn trả lại cho xí nghiệp.

c. Trợ cấp MT

Giúp đỡ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khắc phục ÔN MT trong điều kiện chủ thể gây ƠN q khó khăn về kinh phí. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế tạm

thời trong một số hoàn cảnh nhất định. Bao gồm các hình thức như sau: - Trợ cấp khơng hồn lại

- Các khoản cho vay ưu đãi - Cho phép khấu hao nhanh - Ưu đãi thuế

5.3.4. Công cụ pháp luật a. Văn bản luật về môi trường

Văn bản luật về môi trường bao gồm Luật BVMT, các Luật khác liên quan, các Nghị định, Quyết định, Thông tư...

Việt Nam đã ban hành Luật BVMT năm 1993 và được thay thế bằng Luật

BVMT 2005 và nhiều văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến môi trường đã được

ban hành như:

- Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991, 2004) - Luật khoáng sản (1996)

- Luật tài nguyên nước (1998) - Luật về Đa dạng sinh học (2008) - Luật Thuế tài nguyên (2009) - Luật thuế môi trường (2010)

b. Công ước bảo vệ mơi trường

Hiện nay, có khoảng 300 cơng ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Sau đây là một số Công ước liên quan đến MT mà Việt Nam tham gia (ngày tham gia ở trong ngoặc): 1. Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các lồi chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1988).

2. Cơng ước về bn bán quốc tế về các giống lồi động thực vật có nguy cơ bị đe dọa, 1973 (20/1/1994).

3. Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991). 4. Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, 1985 (26/4/1994).

5. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, 1987 (26/1/1984).

6. Cơng ước Basel về kiểm sốt việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng (13/5/1995).

7. Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994). 8. Cơng ước về Ða dạng sinh học, 1992 (16/11/1994).

5.3.4. Công cụ kĩ thuật

- Hệ thống các tiêu chuẩn và áp dụng các công nghệ kĩ thuật (phương pháp, cơng cụ đo, phân tích MT...) để giám sát q trình tuân thủ các chỉ tiêu kĩ thuật đã được ban hành đối với nguồn thải

- Quan trắc và phân tích chất lượng mơi trường: nhằm mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ kiểm soát MT, đề ra chính sách, giải pháp phát triển hài hịa giữa KT - XH và

môi trường. Hệ thống quan trắc mơi trường bao gồm: vị trí quan trắc và phương tiện, kĩ thuật phục vụ quan trắc. Quy mô hệ thống quan trắc bao gồm: toàn cầu, quốc gia và địa phương (tỉnh, vùng, nhà máy, khu CN...)

- Đánh giá tác động MT (ĐTM): Đây cũng là công cụ luật pháp, bắt buộc một số dự án phải thực hiện và được thẩm định ĐTM mới được phép hoạt động. ĐTM cũng được xem là công cụ kĩ thuật bởi khi lập ĐTM cũng như quá trình thẩm định phải tuân thủ các quy

định, tiêu chuẩn kĩ thuật cũng như những minh chứng về mặt cơng nghệ kĩ thuật tính

khơng gây hại (hoặc có thể giảm thiểu trong mức độ cho phép) cho MT của dự án. - Một số công cụ kĩ thuật khác như mơ hình hóa MT, phương pháp, quy trình xây dựng báo cáo MT...

5.3.5. Cơng cụ giáo dục, khuyến khích a. Nhãn sinh thái

Nhãn sinh thái là một danh hiệu hay chứng chỉ mà nhà nước cấp cho các sản phẩm khơng gây ƠN MT trong chu trình sản phẩm. Nhãn ST có tác động thúc đẩy các hoạt định hướng tới bảo vệ MT và do một cơ quan MT quốc gia quản lý việc cấp và

thu hồi.

Năm 2010, VN đã xây dựng tiêu chí cấp nhãn sinh thái cho 03 sản phẩm: bột giặt, bóng đèn huỳnh quang và túi nilon sinh học tự phân hủy.

b. Hệ thống quản lý môi trường (EMS) theo ISO 14001

ISO 14001 là một tập hợp các yêu cầu chung làm khn khổ để các tổ chức có thể hình thành nên một EMS của riêng mình.

Các tổ chức, doanh nghiệp tự tiến hành xây dựng và quản lý MT của đơn vị

mình theo tiêu chuẩn ISO 14001 – 2010 nhằm mục đích góp phần bảo vệ mơi trường, tiết kiệm tài nguyên, nâng cao hình ảnh, giảm rủi ro và tăng lợi nhuận. Sau khi xây

dựng EMS tổ chức doanh nghiệp có thể đăng kí với các tổ chức có năng lực (được nhà nước cấp phép) để được công nhận đạt EMS theo ISO 14001-2010.

c. Đánh giá vòng đời sản phẩm

Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA - Life Cycle Assessment) là một công cụ

mạnh, cung cấp thông tin về các tác động MT trong suốt các giai đoạn phát triển khác nhau của sản phẩm và được mơ tả theo vịng đời sản phẩm.

Để thực hiện LCA cho sản phẩm, DN cần phải tốn thêm nguồn lực nhưng mục

tiêu cơ bản đó là: để “chứng tỏ” tính ưu việt của một sản phẩm so với sản phẩm khác trong tác động đến MT.

d. Tuyên truyền, giáo dục

Mục đích của tuyên truyền, giáo dục là nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của

người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đây là công cụ linh hoạt và đa dạng, thực

CHƯƠNG 6

CÁC VẤN ĐỀ NỀN TẢNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu Bài giảng khoa học môi trường đại cương (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)