Tài nguyên SV hay tài nguyên sinh học bao gồm: động vật, thực vật và vi sinh vật. Đối với tài nguyên SV, bên cạnh việc quan tâm đến số lượng và khối lượng của
các loài, ngày nay người ta còn quan tâm đến sự khác nhau, tức là “đa dạng” của các lồi. Vì vậy, có thể nghiên cứu và đánh giá tài nguyên sinh học dưới khía cạnh tài
nguyên ĐDSH.
* Tài nguyên Đa dạng sinh học
- Khái niệm: ĐDSH (biodiversity; biological diversity), là một thuật ngữ chỉ sự đa
dạng của đời sống và các quá trình tự nhiên, mà mọi SV là một phần trong đó. Bao
gồm sự khác biệt của các SV sống và di truyền giữa chúng và các quần thể, nơi chúng xuất hiện (UNEP-WCMC).
ĐDSH cụ thể là sự đa dạng về loài, gen và HST.
- Đa dạng sinh học của hành tinh: + Đa dạng loài trên trái đất:
Các nhà khoa học đã phát hiện và mô tả được khoảng 1,4 tỉ loài trên trái đất [6]
bao gồm, động vật, thực vật và vi sinh vật.
Theo một công bố mới đây [16], các nhà khoa học đã xác định được khoảng 1,5 - 1,8 tỉ loài sinh vật, trong khi ước tính có từ 30 đến 100 tỉ lồi SV trên thế giới.
Hình 3.1: Bản đồ chỉ mức độ ĐDSH(HST đất liền) của các quốc gia
(Nguồn: World Atlas of Biodiversity, WCMC – UNEP, 2002 Http://www.unep-wcmc.org) + Đa dạng các hệ sinh thái:
Đa dạng HST là tính đa dạng các sinh cảnh, quần xã sinh vật và các quá trình
sinh thái
Các HST trên Trái đất khá đa dạng, bao gồm HST trên cạn, dưới nước, HST
tự nhiên, HST nhân văn…
HST giàu có: như HST rừng nhiệt đới, biển và đại dương, đất ngập nước.
Một số HST có mức độ ĐDSH và nhạy cảm cao, cũng như dễ bị tổn thương
rất cần được bảo vệ như HST san hô, cỏ biển, HST rừng ngập mặn ven biển… Các HST ven bờ được đánh giá là HST có năng suất sinh học cao nhất.
+ Đa dạng nguồn gen:
Gen (gene) là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của di truyền, là một đoạn
DNA (một NST chứa nhiều gen).
Đa dạng gen được hiểu là đa dạng thông tin di truyền chứa trong tất cả các cá
thể động vật, thực vật và vi sinh vật. Sự đa dạng gen thể hiện ở số lượng, hình thái và
Đa dạng gen trong cùng một loài và giữa các loài với nhau, sự đa dạng này có thể di truyền được trong quần thể hay giữa các quần thể. Sự đa dạng gen dẫn đến sự đa
dạng về loài, đa dạng cá thể.
ĐDSH ở Việt Nam:
Việt Nam có sự đa dạng cao về tài nguyên sinh học, được xếp thứ 16 về ĐDSH (ĐDSH), là một trong 12 trung tâm giống cây trồng và cũng là trung tâm thuần
Bảng 3.1: Một số HST trên ở Việt Nam
Hình 3.4: Sự phong phú trong thành phần loài của SV Việt Nam
Trong giai đoạn từ 1992 - 2004, các nhà khoa học Việt Nam đã cùng với một số tổ chức quốc tế đã phát hiện thêm 7 loài thú, 2 loài chim mới cho khoa học, như sao la, mang lớn, bò sừng xoắn, mang trường sơn, Vooc xám…
* Đa dạng nguồn gen
Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng và cũng là trung tâm thuần hóa vật ni nổi tiếng thế giới.
* Vai trò của đa dạng sinh học
- Đảm bảo cân bằng ST chung cho cả HST hành tinh - Giảm nhẹ biến đổi khí hậu
- Điều hịa khí hậu - Bảo vệ MT đất và nước
- Góp phần đảm bảo năng suất sinh học cao - Giá trị xã hội và nhân văn
* Vấn đề suy thối đa dạng sinh học
- Diện tích các khu vực có các HST tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần, đặc biệt rừng
mưa nhiệt đới (xem thêm phần 3.4.2. Chương 3)
- Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh.
- Nhiều loài hoang dã có giá trị bị suy giảm hồn tồn về số lượng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng ở mức cao
- Các nguồn gen hoang dã đang trên đà suy thoái nhanh và thất thoát nhiều - Các HST nhạy cảm tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề
Nguyên nhân: (xem phần 2.4.3 chương 2)