Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hoà thành phố Vinh tỉnh Nghệ An (Trang 39 - 43)

Chƣơng 2 : Địa điểm, thời gian, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận/Phƣơng pháp luận

Cách tiếp cận hệ sinh thái – Hệ thống và liên ngành là cách tiếp cận đặc trƣng

cho những nghiên cứu về phát triển bền vững và BĐKH hiện nay.

Tác động của BĐKH, về thực chất, là tác động lên các thành phần của HST và lên tồn HST nói chung; và ứng phó với BĐKH về nguyên tắc cũng là các giải pháp phục hồi, duy trì tính cân bằng của HST. Theo đó, Cách tiếp cận HST/dựa trên

HST đƣợc lựa chọn nhƣ cách tiếp cận chủ đạo trong ứng phó với BĐKH theo nguyên tắc ứng phó với BĐKH là duy trì và tăng cƣờng tính chống chịu, khả năng thích ứng, giảm nhẹ tính dễ bị tổn thƣơng/rủi ro khí hậu nhằm hạn chế thiệt hại do BĐKH gây ra cho các hệ sinh thái-xã hội (IUCN, 2006, 2010; WB, 2008, 2012)

[24 ; 26 ; 41; 55].

Thích ứng với BĐKH dựa trên hệ sinh thái là sử dụng các hệ tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái nhƣ một hợp phần quan trọng trong chiến lƣợc tổng thể để qủan lý tổng hợp tài nguyên, giúp con ngƣời thích ứng với các tác động bất lợi từ BĐKH. Mục đích của Cách tiếp cận HST/dựa trên HST là tăng cƣờng sức chống chịu và khả năng phục hồi của các cộng đồng dân cƣ cũng nhƣ các hệ sinh thái thông qua

các hoạt động cụ thể nhƣ quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý tổng

hợp vùng đầu nguồn… nhằm duy trì và khơi phục tính tồn vẹn các hệ sinh thái và các lợi ích mà hệ sinh thái mang lại (Trƣơng Quang Học, 2008a, b, c; WB, 2010)

[20; 21; 22 ; 54].

Đồng thời, tính chống chịu của hệ xã hội cũng đƣợc tăng cƣờng thông qua các hoạt động nhƣ hoàn thiên thể chế, xây dựng nguồn lực (con ngƣời, cơ sở hạ tầng, tài chính), nâng cao nhận thức. Tất cả các hoạt động này nhằm chủ động tăng

cƣờng tính chống chịu (tăng cƣờng khả năng thích ứng, giảm tính dễ bị tổn thƣơng để giảm rủi ro khi hậu, giảm thiệt hại do BĐKH gây ra cho cộng đồng/hệ sinh thái- xã hội. “Hầu hết các quốc gia ngày càng thừa nhận, thích ứng với BĐKH dựa vào HST mang lại lợi ích về kinh tế và xã hội lâu dài”.

Phƣơng pháp nghiên cƣ́u:

Nghiên cứu này gồm hai phần: nghiên cứu tại văn phòng và nghiên cứu thực địa.

Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng bao gồm:

 Thu thập các số liệu thứ cấp: bao gồm các tài liệu đã công bố, các tài liệu, dữ liệu cơ bản về khí hậu, các kịch bản về BĐKH, các chính sách và chƣơng trình của Nhà nƣớc liên quan đến BĐKH nhƣ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH, Chiến lƣợc quốc gia về Phòng tránh Thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện, Kịch bản về nƣớc biển dâng và BĐKH của Việt Nam, Sách, báo, các báo cáo Hội nghị khoa họcv.v… Các báo cáo hàng năm về kinh tế - xã hội của chính quyền các cấp, số liệu thủy văn, điều kiện tự nhiên của địa phƣơng.

 Điều tra thực địa:

Nghiên cứu tại thực địa áp dụng phƣơng pháp Đánh giá Nơng thơn có sự tham gia (PRA) nhằm thu thập các thơng tin định tính cũng nhƣ định lƣợng để qua đó có thể hiểu rõ hơn những tổn thất và thiệt hại do BĐKH gây ra à cộng đồng ngƣời dân đã phải hứng chịu, cũng nhƣ hiểu đƣợc các hành động của dân địa phƣơng nhằm đối phó với hồn cảnh. Một loạt các công cụ của phƣơng pháp PRA đã đƣợc sử dụng nhƣ phỏng vấn qua bảng hỏi, lịch mùa vụ, ma trận xếp thứ hạng, quan sát, thảo luận

nhóm...

Trƣớc khi tiến hành điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm tại các thơn nhóm nghiên cứu đã có một buổi làm việc với lãnh đạo và đại diện các ban ngành của xã. Trong các buổi làm việc, các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và một số biểu hiện của sự tác động BĐKH, khả năng của địa phƣơng đã đƣợc tìm hiểu và thu thập. Chúng tôi tiến hành thảo luận với lãnh đạo xã về các vấn đề liên quan đến hoạt động ứng phó với BĐKH.Tại các buổi thảo luận với lãnh đạo các xã

và các ban ngành liên quan, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn ra các xóm đại diện để tiến hành điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm. Các xóm đã đƣợc lựa chọn là: Xóm Thuận 1, Thuận 2, Xóm Phong Yên, Phong Hảo, Xóm Hịa Lam, Khánh Hậu. Tại mỗi xóm, từ 3 đến 5 cộng tác viên là những ngƣời có kinh nghiệm trong sản xuất, có uy tín trong cộng đồng đƣợc mời tham gia thảo luận nhóm kết hợp phỏng vấn sâu. Một số công cụ nhƣ: lƣợc sử địa phƣơng, phân tích lịch mùa vụ, phân tích thuận lợi, khó khăn và giải pháp đƣợc áp dụng để trao đổi, thu thập và phân tích thơng tin. Nội dung các buổi thảo luận nhóm tập trung vào việc xác định và phân tích biểu hiện của sự tác động của BĐKH đến cộng đồng và các khả năng hiện có của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH. Sau khi thảo luận nhóm với các cộng tác viên, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn các hộ dân.

Phƣơng pháp phỏng vấn bán định hƣớng đƣợc sử dụng trong quá trình trao đổi và thu thập thông tin. Nhóm nghiên cứu cũng đã cùng với cộng tác viên tiến hành điều tra, khảo sát. Hộ gia đình đƣợc phỏng vấn đã kể những câu chuyện về việc thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đã xảy ra nhƣ thế nào, các hiện tƣợng khí hậu cực đoan đã ảnh hƣởng ra sao đến sản xuất và đời sống của họ cũng nhƣ họ đã làm thế nào để ứng phó và phục hồi. Các hộ dân đƣợc chính quyền xã lựa chọn sao cho đảm bảo có đại diện của các loại hộ dân với điều kiện kinh tế khác nhau. Cụ thể điều tra 90 hộ, trong đó có 30 hộ khá, 30 hộ trung bình và 30 hộ nghèo. Những cuộc thảo luận nhóm có sự tham gia của ngƣời cao tuổi, hội phụ nữ, các hộ khá giả cũng nhƣ các hộ nghèo nhằm cùng đánh giá những tổn thất và thiệt hại do các hiện tƣợng khí hậu cực đoan gây ra. Đồng thời nhóm thảo luận cũng đƣa ra những đánh giá về vai trò của chính quyền và các đơn vị địa phƣơng trong q trình phịng tránh, phục hồi và thích ứng với thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Các cuộc họp cũng nhƣ phỏng vấn sâu cũng đƣợc tổ chức tại tỉnh và huyện với sự tham gia của các sở và phịng ban có liên quan nhằm có đƣợc bức tranh tổng thể về tình hình BĐKH tại địa phƣơng. Quan sát hiện trƣờng để phân tích, tìm hiểu và đánh giá vấn đề nghiên cứu.

 Phƣơng pháp phân tích SWOT, tại mỗi xóm chúng tơi tiến hành họp dân, cùng ngƣời dân phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của cộng đồng

cũng nhƣ địa phƣơng trong bối cảnh BĐKH. Từ đó cùng xây dựng các biện pháp thích ứng dựa trên kinh nghiệm sẵn có của cộng đồng, kết hợp với các kiến thức của các cộng đồng khác, kiến thức khoa học...

Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng với lãnh đạo và đại diện các ban ngành của xã nhằm có đƣợc những thơng tin nhiều chiều và có đƣợc các biện pháp thích ứng phù hợp với cộng đồng nhất.

 Số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2003 và phần mềm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hoà thành phố Vinh tỉnh Nghệ An (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)