Mức độ tác động của BĐKH đến sức khoẻ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hoà thành phố Vinh tỉnh Nghệ An (Trang 64 - 68)

Lĩnh vực Mức độ Số lƣợng ngƣời có ý kiến Tỷ lệ (%) Sức khỏe Chịu tác động rất nhiều 71 79,2 Chịu tác động nhiều 9 9,4

Chịu tác động vừa phải 4 4,7

Chịu tác động ít 4 4,7

Khơng có ý kiến 2 2,0

Tổng cộng 90 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2012

3.4.3. Tác động của BĐKH đến sản xuất

BĐKH đã trực tiếp và gián tiếp tác động đên sản xuất của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân vùng cửa sông ven biển nhƣ xã Hƣng Hòa. Các hoạt động sản xuất chịu sự tác động nhiều nhất là:

Sản xuất nông nghiệp: Hàng năm các thiệt hại do mƣa, bão gây ra là điều mà ai cũng có thể nhận thấy. Tiêu biểu là cơn bão số 3 tháng 8 năm 2010 đã gây thiệt hại tại xã hƣng Hịa nói riêng và thành phố Vinh nói chung về nông nghiệp

9.258 ha lúa bị ngập đổ , trong đó 2.378 ha bị mất trắng, 1.790 ha ngô ngập đổ, 226

ha lạc bị ngập, 1.254 ha rau màu bị mất trắng, hơn 165 nghìn cây cơng nghiệp, cây ăn quả đổ gãy [2]. (Báo cáo Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Nghệ An, 2008).

Thiệt hại do hạn hán, rét đậm, rét hại: Hạn hán hè thu 2010 làm hơn 3.500 ha lúa bị giảm năng suất trên 50% trong đó xã Hƣng Hịa sản xuất 264 ha diện tích lúa hè thu. Do từ đầu vụ thời tiết nắng hạn kéo dài nên đã làm 234 ha bị hạn nặng. Bên

mặn, sau những ngày mƣa bà con cũng chỉ khắc phục đƣợc 30 % diện tích. Năng suất chỉ đạt 4-5 tấn/ha, giảm 40% so với năm ngoái.

Cuối vụ hè thu 2010 mƣa lớn kết hợp triều cƣờng gây ngập úng hơn 800 ha gieo cấy muộn do hạn hán; Vụ xuân 2011 rét đậm, rét hại kéo dài làm hơn 1.050 ha lúa bị chết rét; Vụ hè thu 2011, mƣa lớn từ ngày 9 -12 làm ngập hơn 1.400 ha lúa

trong đó 847 ha đang giai đoạn trổ đến phơi mao; Vụ hè thu 2012 mƣa lớn đến sớm từ ngày 4 - 6/9 gây ngập úng hơn 1.800 ha lúa, trong đó hơn 1.000 ha bị thiệt hại nặng…đặc biệt là diện tích lúa của một số xã vùng giữa và các xã vùng ngoài, gieo cấy muộn bị thiệt hại khá lớn. Theo dõi các năm gần đây cho thấy vụ hè thu của TP

Vinh nhìn chung thu hoạch chậm hơn so với các huyện đồng bằng của Nghệ An khoảng 10 - 15 ngày. Diện tích thu hoạch sau ngày 5/9 chiếm gần 70% tổng diện

tích gieo cấy, phần lớn diện tích thu hoạch muộn, thƣờng gặp mƣa, lũ thiệt hại nghiêm trọng. Bên cạnh đó thu hoạch vụ hè thu muộn làm gia tăng áp lực về thời vụ sản xuất vụ đông. Việc tổ chức sản xuất vụ đông muộn, hiệu quả khơng cao. Thậm chí nếu quá muộn nhiều địa phƣơng không tổ chức sản xuất vụ đông đƣợc [36].

(Báo cáo tình hình sản xuất nơng nghiệp TP Vinh năm 2010, 2011, 2012, Phòng

Kinh tế UBND TP Vinh)

Xâm nhập mặn: Tình trạng xâm nhập mặn ngày càng xảy ra nhiều hơn, mức độ nặng nề hợn. Năm 2010, tại cống bara Hƣng Hòa, TP Vinh, mực độ nhiễm mặn đo đƣợc ở trên mặt nƣớc là 8‰ và ở dƣới đáy của cống là 30‰; trong khi tiêu chuẩn cho phép để tháo lấy nƣớc phục vụ sản xuất nơng nghiệp thì độ nhiễm mặn của cống phải dƣới 1‰. Để tránh tình trạng nƣớc mặn xâm nhập vào cống, tỉnh Nghệ An đã phải tổ chức xả mặn, giữ ngọt; tuy nhiên, do nguồn nƣớc để xả khan hiếm nên việc xả mặn đã không thể thực hiện. Tại các huyện ven biển, nhƣ Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lƣu, do mực nƣớc các sông và nhánh sông đổ về biển cạn kiệt nên nƣớc mặn từ biển đã chảy ngƣợc lại và có nguy cơ xâm nhập vào đồng ruộng. Chi cục Thủy lợi Nghệ An đã tiến hành đo độ nhiễm mặn tại các cống thủy lợi và trạm bơm ở các huyện Nam Đàn, Hƣng Nguyên, Nghi Lộc, TP Vinh là những vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh đều thấy mức độ nhiễm mặn vƣợt

quá tiêu chuẩn cho phép. Với độ nhiễm mặn này, không thể tháo nƣớc để bơm tƣới

cho cây trồng vì nếu thực hiện chỉ trong vịng một ngày, lúa và các loại cây trồng

khác sẽ bị chết vì nhiễm mặn.Tại một số địa phƣơng, do nơng dân sốt ruột vì lúa và các các loại cây trồng khác bị khô hạn nhiều tháng nay nên đã tự ý lấy nƣớc nhiễm mặn dƣới cống và tại các dòng kênh để bơm tƣới làm cho cây trồng bị chết [10].

(Chi cục Thủy lợi Nghệ An, 7/2010)

Nuôi trồng thủy sản: Với địa hình đặc thù, xã Hƣng Hịa là địa phƣơng duy

nhất của TP Vinh có diện tích ni tơm lớn với trên 200 ha. Thu nhập từ NTTS đóng góp khơng nhỏ vào sự nâng cao đời sống cho bà con ở Hƣng Hịa, vì vậy nhiều gia đình đã mạnh dạn vay vốn để đầu tƣ vào NTTS mà chủ yếu là nuôi tôm. Thế nhƣng trong nhiều năm gây đây, trƣớc biến đổi bất thƣờng của thời tiết, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều đã làm khơng ít gia đình phải lao đao và nghề nuôi tôm trở thành nghề mạo hiểm. Thiệt hại lớn nhất cho NTTS là mƣa, bão. Tại Hƣng Hòa sau khi cơn bão số 3 năm 2011 đổ bộ vào Nghệ an ngoài gần 20 hộ ni tơm ngồi đê bị mất trắng thì hàng trăm hộ trong đê cũng đƣợc phen hú vía bởi thiên tai.

Những năm trƣớc tôi nuôi tôm theo hƣớng quảng canh. Tuy mỗi năm chỉ thả 1 vụ nhƣng cũng đem lại thu nhập cho gia đình vài chục triệu đồng. Chính vì vậy mà vụ ni năm nay, tôi quyết định đầu tƣ gần 50 triệu đồng để mua dàn quạt nƣớc, phao, giống… với suy nghĩ sẽ nhanh chóng thu hồi vốn và đem về lợi nhuận nhiều hơn. Thế nhƣng, khi tơm chuẩn bị đến kỳ thu hoạch, đang tìm mối cho đầu ra thì nghe bão vào, đã gây thiệt hại lớn cho gia đình tơi.

(Ơng Võ Q Hồng, xóm Phong Hảo, Hưng Hịa, TP Vinh, Nghệ An)

Theo nhiều ngƣời dân nơi đây cho biết, hơn 50 năm nay mới có một lần nƣớc sơng Lam lên nhanh đến nhƣ vậy. Thƣờng nhƣ các năm trƣớc thì cứ đến tháng 8 mới xảy ra bão lụt, thế nhƣng năm nay, bão đến sớm vào giữa tháng 7 mà nƣớc lại lên quá nhanh khiến cho các hộ dân trở tay khơng kịp. Ngồi 14ha tơm phía ngồi

đê chịu mất trắng thì hàng trăm hộ ni tơm của Hƣng Hịa cho biết: Chỉ cần hơm đó trời tiếp tục mƣa khoảng nửa ngày nữa thì tồn bộ diện tích ni tơm trên 200ha của xã sẽ bị xóa sổ. Điều đáng nói là, những vụ trƣớc, do nguồn lợi đem lại từ nuôi tôm tƣơng đối khá nên năm nay hầu hết các hộ đã vay mƣợn ngân hàng để đầu tƣ vào các đầm tơm. Chỉ tính riêng tiền đầu tƣ của gần 20 hộ ngoài đê thiệt hại đã lên đến trên 700 triệu đồng, chƣa kể hàng trăm triệu đồng tiền lãi khi tơm đến kỳ thu hoạch. Vì thế, sau bão, đời sống của các hộ này gặp rất nhiều khó khăn.

Nghề trồng cói – làm chiếu: Nghề dệt chiếu ở xã Hƣng Hồ đã có truyền thống từ lâu đời, hầu hết ngƣời dân trong xã đều biết dệt chiếu từ thuở lên chín, lên mƣời. Có nhiều gia đình bốn, năm đời gắn bó với nghề dệt chiếu. Những năm trƣớc đây khi chƣa phát triển nghề ni trồng thuỷ sản thì nghề dệt chiếu cói đƣợc coi là thế mạnh kinh tế của bà con nông dân nơi đây, chiếu Hƣng Hòa còn đƣợc xuất khẩu sang

Lào, Cam Pu Chia. Nhƣng đó đã là chuyện của quá khứ, giờ những cánh đồng cói đang dần bị thu hẹp, cộng với sự chiếm lĩnh thị trƣờng của chiếu trúc, chiếu nhựa... khiến nhiều nhà treo khung dệt. Nghề chiếu cói ở Hƣng Hồ đang dần mai một.

Theo ơng Lê Văn Hùng- Phó chủ nhiệm HTX Hƣng Hồ 2 cho biết: Hiện tồn xã có 8/9 xóm làm nghề chiếu với gần 1.000 lao động, chủ yếu từ 50 tuổi trở lên, tổng doanh thu hàng năm khoảng 6 tỷ đồng. Trong đó có 2 xóm Phong Hảo và Phong Thuận đã đƣợc tỉnh công nhận là làng nghề vào năm 2005. Thời thịnh vƣợng, những năm 1998- 1999, Hƣng Hồ có đến hơn 200 hộ làm nghề với 180 ha chuyên trồng cói ngun liệu. Nhƣng do tình trạng xâm nhập mặn, thêm vào đó từ năm 2004 đến nay, sau khi có dự án phát triển thuỷ sản, diện tích cói co dần lại cịn 65ha (nhƣng thực tế chỉ có 55 ha cho thu nhập, cịn 10ha đất đai cằn cỗi, cói khơng phát triển), với 60 hộ bám nghề. Số diện tích cịn lại, do điều tiết nƣớc mặn để ni tơm, cây cói bị nhiễm mặn nên khơng đạt đƣợc năng suất nhƣ trƣớc kia. Nghề chiếu cói đang ngày càng gặp khó, do thiếu nguyên liệu, đầu ra bị thu hẹp, sản phẩm khó cạnh tranh với các loại chiếu khác và thu nhập từ nghề thấp...

Trƣớc đây, mới đến đầu xóm đã thấy cói phơi đầy đƣờng, đồng cói lúc nào cũng xanh ngút ngàn, nay cói hiếm, chúng tơi phải mua ngun liệu của Xuân Giang- Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Trong xóm giờ chỉ cịn chục nhà bám nghề do khơng có đầu ra, thu nhập lại quá thấp. Và nghề này hiện chỉ cịn phù hợp với ngƣời già, khơng thể canh đầm tôm hay ra đồng làm ruộng. Nhƣ hai ông bà nhà tôi, làm liên tục trong 2 ngày cũng chỉ đƣợc 1 chiếc chiếu đậu đặt theo yêu cầu loại 1,6m, bán giá 220.000 đồng/chiếc, trừ chi phí hết 140.000 đồng tiền cói (khoảng 7kg cói), 24.000 đồng tiền đay (3 lạng đay); tính ra tiền cơng lao động của một ngƣời/ngày chỉ đƣợc 14.000 đồng. Nếu làm chiếu thƣờng, tiền công thấp hơn, khoảng 8.000- 10.000 đồng ngƣời/ngày. Chiếu đƣợc đánh giá chất lƣợng thành 3 loại: chiếu xơ (hay cịn gọi là chiếu hàng), chiếu đậu thƣờng và chiếu đậu đặt. Giá cả phụ thuộc vào kích cỡ và chất lƣợng chiếu, một chiếc chiếu xơ rộng 1,6m có giá 80.000-100.000 đồng, chiếu đậu thƣờng 140.000- 160.000 đồng... trừ tiền đay, phẩm màu cũng khơng cịn lãi là bao.

(Ơng Trần Cơng Hợi, xóm Thuận 1, Hưng Hịa, TP Vinh, Nghệ An)

Ngồi ra, BĐKH nói chung và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nói riêng cịn ảnh hƣởng đến chăn ni, khai thác thủy sản tự nhiện,…Mức độ tác động của BĐKH đến sản xuất của nhân dân đƣợc thể hiện trong bảng 3.13 cho thấy: Đa số

nhân dân đánh giá BĐKH có tác động nhiều đến sản xuất (32,2%) và 38,8% cho

rằng BĐKH tác động rất nhiều đến sản xuất, trong khi đó có đến 17,2% đánh giá

BĐKH có tác động vừa phải và 6,4% cho rằng BĐKH ít tác động đến tình hình sản xuất của dân cƣ địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hoà thành phố Vinh tỉnh Nghệ An (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)