CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐỐ
1.3.1. Câu hỏi, giả thuyết và định hướng nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận
lý luận
Câu hỏi nghiên cứu 1: Trẻ em là gì? Quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em được hiểu
như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu 1:
Khái niệm trẻ em sẽ được xác định như thế nào nếu không căn cứ vào độ tuổi. Các tính chất khác của trẻ em có thể thay thế độ tuổi để định nghĩa trẻ em
Quyền trẻ em là các các nhóm quyền theo quy định của Cơng ước Quốc tế về quyền trẻ em. Quyền trẻ em được bắt nguồn từ quyền con người. Căn cứ trên lý luận về quyền được bảo vệ của trẻ em, điển hình các quyền cơ bản của trẻ em, Luận án sẽ nghiên cứu theo hướng các quy định đã thể hiện việc bảo vệ quyền trẻ em như thế nào.
Kết quả nghiên cứu 1:
Trẻ em là một nhóm người trong xã hội được phân biệt với người lớn thông qua độ tuổi và các đặc trưng cơ bản của trẻ em mang tính quy luật. Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, trẻ em là người dưới 18 tuổi, tuy nhiên tại Việt Nam trẻ em là người dưới 16 tuổi. Mỗi trẻ em là một con người với những đặc điểm về thể chất và tâm lý khác nhau. Với mỗi độ tuổi, trẻ em liên tục phát triển về thể chất, tâm lý nên rất khác người lớn (ổn định hơn thể chất và tâm lý) tạo nên đặc tính chung của trẻ em.
Các quyền trẻ em bắt nguồn từ quyền con người nhưng ở trẻ em có những quyền đặc biệt hơn bởi chủ thể thực hiện quyền của mình lại là người khác. Nghiên cứu quyền trẻ em tương quan với nhu cầu của trẻ em để thấy được quyền trẻ em giống các quyền khác của con người như được phát triển, được bình đẳng... thì quyền trẻ em còn phải bắt nguồn từ những nhu cầu của trẻ em và đặc biệt quyền trẻ em bắt buộc trách nhiệm phải thực hiện của cha mẹ, người thân thích của trẻ em. Quyền trẻ em là những địi hỏi cơ bản, chính đáng của trẻ em phải có để tồn tại và phát triển, được đáp ứng tốt nhất để trẻ em được phát triển bình thường trong môi trường sống và học tập. Luận án sẽ nghiên cứu dựa trên Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em và các văn bản quốc tế khác mà Việt Nam ký kết và phê chuẩn, đặc biệt xuất phát quyền con người với nhận thức rằng trẻ em đóng góp vào sự tái tạo xã hội về mặt sinh học, tổ chức và văn hóa. Do đó, trẻ em có u cầu chính đáng được chia sẻ với người lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hóa, xã hội.
Bảo vệ quyền trẻ em là bảo vệ quyền con người của trẻ em, là đảm bảo các quyền của trẻ em được thực hiện đầy đủ và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ với nhiều cấp độ khác nhau. Bảo vệ quyền trẻ em vừa là hệ thống các thiết chế để đảm bảo quyền trẻ em được thực hiện, vừa là hệ thống các quy định để quản lý các vấn đề của trẻ em và bảo vệ trẻ em trước các nguy cơ bị xâm hại, làm tổn thương đến trẻ em. Bảo vệ quyền trẻ em là hệ thống các biện pháp, các cơ chế cách thức hoạt động được pháp luật quy định nhằm đảm
21
bảo có hiệu quả việc phịng ngừa, can thiệp, tình hình trẻ em bị bỏ rơi, xao nhãng, xâm hại, bóc lột hoặc bạo lực nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền cơ bản của trẻ em trong thực tế.
Câu hỏi nghiên cứu 2: Bảo vệ quyền trẻ em theo luật HN&GĐ được hiểu như thế nào
và có những đặc điểm gì?
Giả thuyết nghiên cứu 2:
Bảo vệ quyền trẻ em theo luật HN&GĐ là việc nghiên cứu các quy định của luật HN&GĐ đã thể hiện việc bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em đến đâu và như thế nào trong các mối quan hệ của trẻ em với các thành viên của gia đình. Từ cơ sở này tính đặc thù của bảo vệ quyền trẻ em theo luật HN&GĐ có những điểm khác biệt so với bảo vệ quyền trẻ em trong các ngành luật khác.
Xuất phát từ việc trẻ em không tự thực hiện các quyền của mình nên luật HN&GĐ sẽ quy định việc thực hiện quyền trẻ em thông qua nghĩa vụ và trách nhiệm của cha mẹ, người thân trong gia đình đối với trẻ em. Ngoài ra, cần đặc biệt nhấn mạnh bảo vệ quyền trẻ em chính là việc bảo đảm thực hiện các quyền của trẻ em phù hợp với điều kiện riêng của từng nhóm trẻ, trong từng giai đoạn phát triển của trẻ em.
Bảo vệ quyền trẻ em theo luật HN&GĐ có những điểm khác so với việc bảo vệ quyền trẻ em trong các quan hệ pháp luật khác đó là trẻ em chính là chủ thể trong các quan hệ xã hội khác cịn trong quan hệ HN&GĐ thì vai trị chủ thể của trẻ em được thực hiện thông qua nghĩa vụ của cha mẹ, người thân thích khác của trẻ em. Như vậy, vai trò chủ thể bảo vệ quyền trẻ em trong Luật HN&GĐ khác với việc bảo vệ trẻ em khi trẻ em là chủ thể của các quan hệ pháp luật khác.
Đặt ra giả thuyết về việc khi trẻ em là người thụ hưởng các quyền của mình thơng qua cha mẹ, người thân trong gia đình thì lợi ích và quyền của trẻ em có cịn được đảm bảo đầy đủ.
Kết quả nghiên cứu 2: Xuất phát từ quyền trẻ em là quyền con người vì vậy quyền trẻ
em có đầy đủ đặc điểm về quyền con người như được sống, được phát triển, được bảo vệ... Ngồi ra, trẻ em có quyền riêng đó là việc thực hiện các quyền của trẻ em ln được thực hiện đồng bộ, vì khi khơng thực hiện một quyền dẫn đến không thực hiện được các quyền tiếp theo.
Quyền trẻ em được xây dựng trên cơ sở đối tượng là trẻ em, chủ thể đặc biệt của quyền con người để bảo vệ các nhu cầu của trẻ em được đảm bảo thực hiện. Các quyền trẻ em sẽ theo suốt quá trình phát triển của trẻ vì vậy các quyền có thể phải thực hiện ngay, nhưng cũng có những quyền được thực hiện dần dần theo quá trình phát triển của trẻ. Khi trẻ em là chủ thể của quan hệ pháp luật HN&GĐ sẽ thực hiện thường xuyên, liên tục và rộng khắp, bắt nguồn từ bản chất của mối quan hệ của trẻ trong gia đình mang yếu tố tình cảm, u thương chi phối, cịn trong các ngành luật khác trẻ em là công dân với cơ quan
22
nhà nước khơng mang yếu tố tình cảm. Các yếu tố đó là sự tác động qua lại giữa việc thực hiện quyền trẻ em với nếp văn hóa trong gia đình, làng xã, quan điểm và tư tưởng giáo dục trẻ em. Bảo vệ trẻ em trong gia đình ln bắt nguồn từ sự u thương, tự nguyện với trẻ em. Bởi vậy, bảo vệ quyền trẻ em phải là hành động của các thành viên trong gia đình ở mọi lúc (mang thai, sinh đẻ), mọi nơi (mọi môi trường), từ khi trẻ em sống trong điều kiện bình thường và khi quyền trẻ em có nguy cơ bị xâm phạm hoặc bị xâm phạm trên thực tế, và trẻ em trở thành nạn nhân của các hành vi đó. Trong khi đó, các ngành luật khác chỉ bảo vệ quyền trẻ em khi có sự kiện pháp lý liên quan đến trẻ em hoặc quy định chung về quyền con người.
Câu hỏi nghiên cứu 3: Bảo vệ quyền trẻ em theo luật HN&GĐ cần theo nguyên tắc,
hay không?
Giả thuyết nghiên cứu 3: Xây dựng nguyên tắc bảo vệ quyền trẻ em là vô cùng cần
thiết, để bảo vệ trẻ em được hữu hiệu. Xuất phát từ đối tượng bảo vệ là trẻ em với thể chất và tâm thần non nớt, khơng tự thực hiện được các quyền của mình nên các cha mẹ, gia đình và xã hội phải dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em. Khi thực hiện mọi việc có ngun tắc sẽ tạo được tính hiệu quả trong việc thực hiện. Xác định nguyên tắc sẽ xác định được trách nhiệm của mỗi chủ thể trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Quyền trẻ em chính là quyền con người, là quyền tự nhiên vốn có trên cơ sở nhu cầu và đặc điểm của trẻ em vì vậy nguyên tắc thực hiện quyền trẻ em mang đặc thù riêng. Cần nhìn nhận trẻ em như một con người với những nhu cầu, suy nghĩ tình cảm riêng. Người lớn cần tơn trọng những nhu cầu, tình cảm, suy nghĩ đó của trẻ em.
Kết quả nghiên cứu 3: Bảo vệ quyền trẻ em theo luật HN&GĐ được thực hiện trên những nguyên tắc nào?
Thứ nhất: Trẻ em phải được bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền và bổn phận của trẻ
em trong gia đình. Để thực hiện tốt bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em, cần xây dựng hệ thống pháp luật đảm bảo các thành viên gia đình có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với trẻ em. Hệ thống pháp luật này phải đầy đủ từ việc ghi nhận các quyền con người của trẻ em, quyền chỉ riêng có của trẻ em, việc tổ chức thực hiện các quyền đó và có cơ chế giám sát, xử lý, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm quyền trẻ em trong gia đình, đặc biệt với các chủ thể có hành vi vi phạm là thành viên gia đình với trẻ em.
Thứ hai: Trẻ em được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử. Trong gia đình khơng
phân biệt đối xử giữa trẻ em nam dựa trên giới tính, màu da, sắc tộc, hồn cảnh ra đời, khơng phân biệt trẻ lành lặn phát triển bình thường hay trẻ khiếm khuyết bẩm sinh, tàn tật. Sự thiên vị, đối xử bất bình đẳng trong gia đình sẽ gây những tổn thương đáng kể cho trẻ em, đẩy trẻ em đến những khiếm khuyết trong phát triển tâm lý và thể chất.
23
Bảo vệ quyền trẻ em phải được thực hiện trên cơ sở các lợi ích tốt nhất của trẻ em được đảm bảo khi các quyết định của người lớn có liên quan đến trẻ em, phù hợp với nhu cầu khác nhau của trẻ em như: độ tuổi; điều kiện kinh tế-xã hội, điều kiện học tập nơi trẻ em sinh sống.... Bên cạnh đó, mọi người cần tơn trọng ý kiến của trẻ, tôn trọng sự phát triển bình thường của trẻ trong các hoạt động, chính sách, quy hoạch quốc gia liên quan hoặc không liên quan trực tiếp đến trẻ em. Bảo vệ các quyền của trẻ em theo luật HN&GĐ phải đảm bảo tính thống nhất và hệ thống với các quy định về quyền trẻ em trong pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia cũng như Luật Trẻ em năm 2016.