CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐỐ
1.3.2. Câu hỏi, giả thuyết và định hướng nghiên cứu liên quan đến những quy định pháp luật
pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014
Câu hỏi nghiên cứu 4: Bảo vệ quyền trẻ em thể hiện trong các quy định về điều kiện
kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 và thực tiễn thực hiện như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu 4:
- Khi nam, nữ kết hôn tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn như độ tuổi kết hôn, sự tự nguyện, năng lực chủ thể,... là bảo vệ các quyền của trẻ em.
- Trường hợp cha, mẹ trẻ em đã đăng ký kết hôn nhưng vi phạm một trong các điều kiện kết hôn như: chưa đủ tuổi kết hôn; bị cưỡng ép, bị lừa dối; những người có cùng dịng máu về trực hệ hoặc những người khác có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau; người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn... sẽ bị hủy kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, đối với con chung sẽ được xem xét giải quyết như khi ly hôn. Luận án giải quyết vấn đề theo hướng hậu quả pháp lý và hậu quả trên thực tế khi các quy định về điều kiện kết hôn bị vi phạm để làm rõ cơ sở, ý nghĩa của các quy định pháp luật trong việc bảo vệ quyền trẻ em.
Kết quả nghiên cứu 4:
- Mục đích của quy định các điều kiện kết hơn là các bên nam nữ, sẽ tạo dựng một gia đình hạnh phúc, là tổ ấm đúng nghĩa để bao bọc và bảo đảm để các quyền cơ bản của trẻ em được đảm bảo trên thực tế. Khi nghiên cứu thực tế chúng tôi nhận thấy, tuy các quy định về kết hôn không bảo vệ trực tiếp các quyền trẻ em nhưng khi các bên nam nữ thực hiện tốt các quy định về điều kiện kết hơn thì các quyền của của trẻ em được bảo đảm thực hiện, đặc biệt là các quyền về khai sinh, có quốc tịch... của trẻ em. Luận án sẽ làm sáng tỏ việc thực thi của các quy định về điều kiện kết hôn trong thực tiễn đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số nơi vẫn tồn tại nhiều tập tục lạc hậu liên quan đến hôn nhân như: tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống... ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống của các thế hệ sau. Về điều kiện kết hôn là độ tuổi đã bảo vệ trực tiếp quyền được phát triển của trẻ em, bởi với việc quy định tuổi kết hôn đã là ngưỡng đảm bảo cho trẻ em có các cơ hội để thực hiện quyền được phát triển. Trên cơ phân tích của các nhà khoa học, kết quả nghiên cứu về hậu
24
quả của việc vi phạm các điều kiện kết hôn tới trẻ em để chứng minh thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về độ tuổi kết hôn ở nước ta.
- Việc giải quyết hậu quả là con chung trong trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật trên thực tế có nhiều vướng mắc. Việc nhận diện những vướng mắc đó khi áp dụng pháp luật HN&GĐ có ý nghĩa đối với việc bảo vệ quyền trẻ em.
Câu hỏi nghiên cứu 5:
Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình theo Luật HN&GĐ năm 2014 và thực tiễn thực hiện thể hiện việc bảo vệ quyền trẻ em như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu 5:
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ hơn nhân có tác động nhất định đến bảo vệ quyền trẻ em. Việc tôn trọng và thực hiện các quyền nhân thân giữa vợ chồng sẽ tạo môi trường sống lành mạnh, văn minh giúp con phát triển. Các quyền về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng cũng được quy định một mặt để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, mặt khác là đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con chưa thành niên. Để bảo vệ quyền của trẻ em thì một số quyền nhân thân, tài sản của vợ hoặc chồng cũng bị hạn chế trong một số trường hợp.
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con là nhiệm vụ quan trọng của luận án bởi đây là các quy định có tác động trực tiếp đến bảo vệ các quyền của trẻ em trong gia đình. Các nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng, bảo vệ và giáo dục trẻ em có là cơ sở để các quyền cơ bản của trẻ em được thực hiện hay không, đặc biệt là quyền được sống của trẻ em. Trong trường hợp cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình khơng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ với trẻ em sẽ dẫn đến các quyền trẻ em bị xâm hại trong chính gia đình của trẻ em thì cần làm giải quyết thế nào để đảm bảo vừa xử lý hành vi vi phạm vừa đảm bảo quyền của trẻ em. Các hình thức xâm hại đa dạng và gây những hậu quả khác nhau đối với từng đứa trẻ. Các hành vi giống nhau nhưng chưa chắc đã gây những hậu quả giống nhau, nhưng những tổn thương chắc chắn sẽ tồn tại trong mỗi đứa trẻ.
- Để bảo vệ trẻ em, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của thành viên khác trong gia đình gồm: anh, chị với em, ơng bà nội ngoại, cơ, dì, chú bác với cháu... Nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc của các thành viên khác trong gia đình đối với trẻ em được thực hiện khi trẻ em khơng cịn cha mẹ hoặc cha mẹ khơng có khả năng để chăm sóc, ni dưỡng con.
Kết quả nghiên cứu 5:
- Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong các quy định về quyền nhân thân và quyền tài sản là nền tảng tạo môi trường sống tốt đẹp cho trẻ em. Vợ chồng cùng thực hiện các quyền và nghĩa vụ với nhau và cùng có nghĩa vụ chung là ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
25
chưa thành niên nên người. Khi vợ chồng cùng thực hiện tốt các nghĩa vụ với nhau sẽ là cơ sở cho việc cùng thực hiện nghĩa vụ chung với con.
- Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con, quyền và nghĩa vụ vợ chồng trong việc bảo vệ quyền được sinh hoạt, đảm bảo chỗ ở cho gia đình, việc sử dụng nguồn lợi, lợi tức, chỗ ở duy nhất của vợ chồng... không được làm ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của con. Trong trường hợp ly hơn hoặc các trường hợp khác, người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên phải có nghĩa vụ đóng góp để ni dưỡng con, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con theo quy định của pháp luật, quy định cho chế độ thăm con đối với người khơng trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng con sau ly hôn... Các nghĩa vụ của cha mẹ với trường hợp ni con ni với mục đích xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong mơi trường gia đình.
Khi trẻ em khơng cịn người ni dưỡng, chăm sóc thì các nghĩa vụ này sẽ do thành viên khác của gia đình thực hiện để đảm bảo cho trẻ em khơng bị bỏ rơi, không người nuôi dưỡng. Ngoài ra những nội dung cụ thể sẽ được nghiên cứu bao gồm:
(i) Nghiên cứu về trách nhiệm đáp ứng điều kiện dinh dưỡng và tình yêu thương của của cha mẹ đối với con trong trường hợp trẻ em sau ly hôn. (ii) Bảo vệ quyền được biết cha mẹ mình theo Luật HN&GĐ năm 2014 quy định căn cứ xác định cha, mẹ cho trẻ em. Quyền được biết về nguồn gốc của trẻ em thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với sự phát triển bình thường của trẻ cũng như liên quan đến huyết thống của trẻ sau này. Trên thực tế, quyền này đang bị hạn chế trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
- Luận án nghiên cứu về các hành vi xâm hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của trẻ em từ cha, mẹ, người thân thích của trẻ. Nhóm hành vi này sẽ được phân tích dưới hai góc độ đó là dưới góc độ nhóm quyền sống cịn của trẻ em và nhóm quyền bảo vệ trẻ em. Trong nội dung nhóm quyền sống cịn, các hành vi này được xác định là các hành vi nghiêm trọng dẫn đến tử vong ở trẻ em. Khi trẻ em bị xâm hại, hành hạ... tước đi mạng sống của trẻ thì việc xử lý cần nghiêm khắc hơn để tính răn đe của pháp luật được tơn trọng và hạn chế những hành vi bạo lực như vậy với trẻ em. Luận án sẽ làm rõ các nguy cơ từ môi trường sống, yếu tố kinh tế - xã hội, trình độ hiểu biết của cha mẹ, người chăm sóc... đe dọa tước đi mạng sống của trẻ em. Chỉ khi phân tích được các nguy cơ này thì việc xây dựng các biện pháp phịng ngừa tai nạn, phòng ngừa các hành vi gây tổn thương cho trẻ em, từ đó xây dựng các quy định cụ thể để cha mẹ thực hiện, giảm bớt những nỗi đau trong mỗi gia đình và xã hội.
- Trước thực tế trẻ em bị xâm hại ngày càng gia tăng, đặc biệt là việc xâm hại tình dục trẻ em trong gia đình ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của trẻ em. Bên cạnh đó, những hồn cảnh khách quan như thiên tai, dịch bệnh, cha mẹ ly hôn... cũng khiến trẻ em bị sốc
26
tâm lý, gây hoang mang, sợ hãi cho trẻ. Nghĩa vụ của cha mẹ và các thành viên gia đình như thế nào để giúp đỡ trẻ em nhanh chóng thốt khỏi tình trạng như vậy.
- Luận án sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích mơi trường gia đình thiếu an tồn, sự lơ là và thiếu nhận thức của cha mẹ và người trực tiếp chăm sóc trẻ về nguy cơ tai nạn thương tích có thể xảy ra với trẻ em... Đồng thời, luận án đề cập đến vấn đề rối loạn tâm lý của trẻ em hiện đang gia tăng cả về số lượng và mức độ tổn thương để làm rõ trách nhiệm của cha mẹ đối với việc quan tâm, chăm sóc, ni dưỡng trẻ em trước áp lực học hành, bạo lực gia đình, bạo lực học đường...
Câu hỏi nghiên cứu 6: Quy định về ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 và thực tiễn
áp dụng thể hiện việc bảo vệ quyền trẻ em như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu 6: Khi cha mẹ ly hôn, quyền được chung sống cùng cha mẹ của
trẻ em không được đảm bảo thực hiện. Do vậy pháp luật quy định việc giao con chưa thành niên cho một bên trực tiếp nuôi, quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của bên không trực tiếp ni con. Các quy định đó nhằm mục đích giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với trẻ em khi cha mẹ ly hôn.
Kết quả nghiên cứu 6:
- Từ Điều 81 đến Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014 thể hiện rõ việc bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hơn như: Phân tích điều kiện sống đảm bảo cho sự phát triển của trẻ khi quyết định trẻ sống cùng cha hoặc mẹ, hỏi ý kiến trẻ khi đủ 7 tuổi trước khi quyết định trẻ sẽ ở cùng ai, chế độ cấp dưỡng của một bên không trực tiếp nuôi con nhằm đảm bảo con có cuộc sống đầy đủ... Việc phân tích khủng hoảng tâm lý của trẻ em, điển hình là sợ sệt trước những biến cố, luận án sẽ tiếp tục phát triển để làm rõ hơn các khủng hoảng của trẻ em khi gặp những hoàn cảnh dễ gây tổn thương cho trẻ em, qua đó để thấy được trách nhiệm của cha hoặc mẹ trẻ trong việc giúp trẻ em nhanh chóng tìm được sự cân bằng để tiếp tục phát triển.
- Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn đã được quy định rõ, tuy nhiên trong thực tế còn những vướng mắc liên quan đến vấn đề cấp dưỡng, chăm sóc con hay việc thăm nom con... Luận án nghiên cứu để đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc cũng như hạn chế những tác động tiêu cực đối với trẻ em khi cha mẹ ly hôn.
Câu hỏi nghiên cứu 7: Bảo vệ quyền trẻ em thể hiện trong các quy định về hạn chế quyền của cha mẹ với con theo Luật HN&GĐ năm 2014 và xử lý các hành vi vi phạm quyền trẻ em như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu 7: Các hành vi vi phạm quyền trẻ em của cha, mẹ, người thân
thích phải được xem xét xử lý với các chế tài tương ứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và hậu quả gây ra đối với trẻ em.
27
- Để bảo vệ quyền trẻ em, cha, mẹ có thể bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm quyền trẻ em.
- Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên được coi là biện pháp chế tài áp dụng đối với người cha, người mẹ khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con chưa thành niên hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên. Biện pháp này được áp dụng khi các hành vi xâm phạm chưa đến mức xử lý hành chính.
- Khi cha mẹ có những hành vi vi phạm quyền trẻ em đến mức xử lý vi phạm hành chính và pháp luật hình sự sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật hình sự.