CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
2.1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền trẻ em
Lịch sử thế giới ghi nhận nhiều nhà tư tưởng quan tâm, đấu tranh cho quyền trẻ em. Thomas Spence (1750-1814), một nhà cách mạng cấp tiến hàng đầu của nước Anh cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, được coi là người đầu tiên đưa ra khái niệm về quyền con người (rights of man), quyền con người của trẻ sơ sinh (The rights of infants) để phản ánh về hiện thực xã hội lúc đó của những người nghèo, chống lại giới quý tộc. Qua những tác phẩm của ông đã thể hiện quan điểm về sự đấu tranh giành lại các quyền lợi về đất đai, tài sản của những người nông dân, thợ hầm mỏ nghèo và đặc biệt
21 “Đặc điểm tâm lý của trẻ em ở tuổi nhi đồng và vị thành niên”, Vinmec, ngày 9/7/2019, truy cập ngày 22/9/2019.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dac-diem-tam-ly-cua-tre-em-do-tuoi-nhi-dong-va-vi- thanh-nien/.
37
là việc không để trẻ sơ sinh sống trong đói nghèo và bị lạm dụng22. Đến đầu Thế kỷ thứ 20, thuật ngữ pháp lý “quyền trẻ em” mới được đề cập sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918). Cuộc chiến tranh đã khiến rất nhiều trẻ em ở châu Âu bị rơi vào hồn cảnh đặc biệt khó khăn như mồ cơi khơng nơi nương tựa, đói khát, bệnh tật và thương tích... Tình cảnh đó đã thúc đẩy việc thành lập hai tổ chức cứu trợ trẻ em đầu tiên trên thế giới ở Anh và Thuỵ Điển vào năm 1919. Đến năm 1923, bà Eglantyne Jebb - người sáng lập Quỹ cứu trợ trẻ em của nước Anh đã soạn thảo một bản Tuyên bố gồm 7 điểm, trong đó kêu gọi thừa nhận và bảo vệ các quyền của trẻ em23.
Lịch sử đã chứng minh, việc đấu tranh về quyền con người, đặc biệt là quyền con người của trẻ em bắt đầu từ hiện thực xã hội có những ứng xử thiếu cơng bằng đối với trẻ em. Năm 1924, Tuyên ngôn về Quyền trẻ em (Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ) của Đại hội đồng quốc liên ra đời. Sự kiện này là mốc đánh dấu thời điểm thuật ngữ “quyền trẻ em” lần đầu tiên được nêu chính thức trong pháp luật quốc tế, tạo bước ngoặt trong nhận thức và hành động bảo vệ trẻ em trên thế giới. Từ đây, quyền trẻ em đã mở rộng cơ sở của các hoạt động bảo vệ trẻ em từ các khía cạnh đạo đức, xã hội sang khía cạnh pháp lý, bác bỏ hoàn toàn quan niệm trước đây coi trẻ em như là những đối tượng hoàn toàn phụ thuộc của các bậc cha mẹ. Điều này là bởi một khi trẻ em được coi là một chủ thể của quyền, các hành động liên quan đến trẻ em sẽ khơng cịn đơn thuần đặt trên nền tảng của tình thương, lịng nhân đạo hay sự che chở nữa, mà còn là nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan, kể cả các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, Tuyên ngôn chưa sử dụng cách tiếp cận quyền để định nghĩa “quyền trẻ em” mà chỉ dừng lại ở việc yêu cầu trách nhiệm bảo đảm quyền trẻ em của các chủ thể. Năm 1948, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (sau đây gọi là Tuyên ngôn về quyền con người) ra đời. Ngay Lời nói đầu đã thể hiện tư tưởng tiến bộ của nhân loại về quyền con người. Theo đó, con người sinh ra đều có quyền bình đẳng về phẩm giá và các quyền dân sự, chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa (Điều 1). Hai tun bố trên chính là cơ sở cho việc khẳng định quyền con người của trẻ em tại Tuyên ngôn về Quyền trẻ em (năm 1959) được thông qua tại Liên Hiệp Quốc. Tuyên ngôn này đã sử dụng cách tiếp cận quyền để đặt ra các nguyên tắc đối với trẻ em. Khái niệm “Quyền trẻ em” được xác định với nội dung đầy đủ và tiến bộ hơn. Với tính nhân văn và tinh thần nhân đạo, Tun ngơn kêu gọi “Hãy giành những gì tốt nhất cho trẻ em mà người lớn có”. Tun ngơn đã đưa ra yêu cầu không được phân biệt đối xử với trẻ em, cần tạo mọi cơ hội để trẻ em phát triển tự do trong nhân phẩm, được yêu thương và cảm thơng, được học hành và vui chơi giải trí... Như vậy, trẻ em được thừa nhận là chủ thể bình đẳng với người lớn trong việc hưởng tất cả các quyền và tự do cơ bản được ghi nhận trong luật nhân quyền quốc tế.
22https://en.m.wikipedia.org/wiki/Thomas_Spence; https://en.m.wikipedia.org/wiki/Children's_rights.
23 Nguyễn Đăng Dung – Vũ Công Giao – Lã Khánh Tùng (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, trang 254
38
Năm 1989, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em ra đời là một bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi nhận thức về địa vị của trẻ em. Giờ đây, vấn đề trẻ em không chỉ là vấn đề của riêng gia đình mà đã trở thành mối quan tâm chung của xã hội và toàn nhân loại. Trẻ em được khẳng định là chủ thể của quyền chứ không phải là đối tượng của các chính sách xã hội. Mục tiêu cơ bản mà Liên Hiệp Quốc hướng tới là xác lập một khuôn khổ pháp lý quốc tế, để các quốc gia xây dựng pháp luật sao cho tạo điều kiện cho sự bảo vệ và phát triển toàn diện trẻ em. Bên cạnh đó, Cơng ước cịn thể hiện một khát khao lớn lao là những đứa trẻ được chăm sóc ni dưỡng bằng tình u thương và sự tôn trọng nhân phẩm sẽ là thế hệ con người tương lai xua đi mọi hận thù, bất công và bảo đảm cho hịa bình và an ninh con người trên tồn thế giới.
Cơng ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Cơng ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đã ghi nhận quyền con người nhấn mạnh đến một số quyền cơ bản của con người như quyền được sống, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, quyền học tập, quyền được chăm sóc sức khỏe... Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội đã khẳng định rằng “Các quốc gia thành viên của Công ước này cam kết bảo đảm rằng các quyền được nêu trong cơng ước này sẽ được thực thi khơng có sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, chính kiến hoặc xã hội, tài sản, dịng dõi hay các điều kiện khác” (Điều 2). Quy định này đã có cơ sở để đảm bảo quyền của mọi cá nhân nói chung và quyền của trẻ em nói riêng trong điều kiện xã hội hiện nay khi mà những người (gồm cả trẻ em) ở giới tính thứ ba (những người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới gọi tắt là nhóm “LGBT”) đang tồn tại như một thực tế khách quan, họ cũng cần được bảo vệ, được hưởng thụ những quyền cơ bản của con người nói chung như những người khác.
Như vậy, có thể khẳng định, quyền trẻ em xuất phát từ quyền con người hay nói cách khác là quyền con người của trẻ em theo tiến trình lịch sử. Bắt đầu từ việc coi trẻ em là đối tượng của sự thương hại, yếu thế nên cần bảo vệ (Các cuộc đấu tranh về quyền con người; Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ 1924) chuyển sang cách tiếp cận trẻ em là một con người có tư cách chủ thể (Tuyên bố về Quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc năm 1959; Công ước Quyền trẻ em). Cách tiếp cận này cho thấy trẻ em có đầy đủ các quyền của con người và là chủ thể đặc biệt của quyền con người. Vì vậy, trẻ em cần được ghi nhận các quyền đặc thù như được chăm sóc, bảo vệ đồng thời xác lập nghĩa vụ của các chủ thể khác. Cha mẹ yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con khơng đơn thuần là tình cảm tự nhiên mà đó cịn là nghĩa vụ đối với con khi con chưa phát triển đầy đủ về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Trẻ em chưa thể tự mình thực hiện và bảo vệ các quyền của mình, do đó cần có sự bảo trợ, hướng dẫn, chỉ bảo của người lớn. Mặc dù vậy, cần nhìn nhận rằng trẻ em là một chủ thể độc lập, có quyền tự quyết, chủ động thực hiện quyền của mình, với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chủ thể khác.
39
Trên cơ sở Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, Việt Nam quy định các quyền của trẻ em phù hợp với điều kiện của đất nước trong Luật Chăm sóc, Giáo dục và Bảo vệ trẻ em năm 2004 trước đây và Luật Trẻ em năm 2016 hiện hành. Dưới góc độ là các lợi ích mà trẻ em hướng tới, các đặc quyền tự nhiên của trẻ em... được pháp luật ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện nhằm bảo vệ sự sống còn, quyền được tham gia và phát triển toàn diện của trẻ em tại Luật Trẻ em 201624.
Có thể thấy ở mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ em được hưởng quyền và có những nghĩa vụ khác nhau. Việc xem xét quy định và thực hiện quyền trẻ em phải xuất phát từ đặc của trẻ em, vì vậy quyền trẻ em là những đặc lợi mà trẻ em được hưởng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, quyền trẻ em là những quyền con người được áp dụng dành riêng cho
trẻ em, là những đặc quyền tự nhiên mà trẻ em được hưởng, được tôn trọng, được công nhận và được bảo đảm thực hiện trên cơ sở pháp luật phù hợp với sự phát triển toàn diện về thể chất, tâm lý xã hội của trẻ em.
Qua phân tích ở trên, quyền trẻ em có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, quyền trẻ em xuất phát từ quyền con người, mang tính tự nhiên gắn
với quá trình phát triển của trẻ em.
Những đặc điểm và tính chất cơ bản của quyền con người được nghiên cứu và ghi nhận trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Tiếp cận dưới góc độ quyền con người, quyền trẻ em trước hết phải được ghi nhận từ các quyền cơ bản của con người.
Quyền trẻ em là các quyền tự nhiên gắn liền với quá trình phát triển về thể chất, tâm lý, sinh lý của trẻ em. Đồng thời, các quyền của trẻ em có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện tốt quyền này sẽ là tiền đề để thực hiện các quyền khác. Ngược lại, khi một quyền nào đó bị xâm phạm thì sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện và thụ hưởng các quyền khác. Chẳng hạn, khi quyền được sống của trẻ em được đảm bảo thì quyền được tham gia, được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em mới được đảm bảo. Mặc dù mọi trẻ em đều được hưởng quyền nhưng mức độ thụ hưởng quyền có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng lực cá nhân của mỗi đứa trẻ và pháp luật của mỗi quốc gia. Năng lực cá nhân bao hàm năng lực chủ thể của trẻ em khi tham gia vào mối quan hệ xã hội nhất định theo sự điều chỉnh của pháp luật ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ. Năng lực cá nhân của trẻ em ảnh hưởng rất lớn từ sự chăm sóc, điều kiện sống và hồn cảnh của mỗi quốc gia, nền giáo dục và gia đình nơi trẻ sinh sống. Bên cạnh đó, chế độ chính trị, văn hóa, gia đình, xã hội... có ảnh hưởng đến quyền của trẻ em. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau, quyền trẻ em mang những sắc thái, đặc trưng riêng gắn liền với trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đó. Bởi vậy, mỗi quốc gia quy định
40
về quyền trẻ em có khác nhau, song vẫn phải phù hợp với đặc thù phát triển của trẻ em về thể chất, tâm lý, sinh lý thì các qui định về quyền trẻ em mới đạt được mục đích là bảo vệ quyền trẻ em. Khi các quyền của trẻ em đã được pháp luật ghi nhận thì khơng thể tùy tiện bị tước bỏ hay hạn chế bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan nhà nước. Các quyền này tồn tại một cách tự nhiên như vốn dĩ đã có đối với sự ra đời và phát triển của trẻ em, nhưng cần được pháp luật ghi nhận mới trở thành quyền trẻ em.
Thứ hai, quyền trẻ em mang tính phổ biến và tính đặc thù.
Quyền trẻ em khơng chỉ là các quyền tự nhiên, vốn có mà cịn mang tính phổ biến, tính đặc thù. Tính phổ biến của quyền trẻ em thể hiện ở chỗ: Quyền con người của trẻ em là quyền bẩm sinh, gắn liền với bản chất của con người, được áp dụng chung cho tất cả trẻ em, không phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tơn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân và đặc biệt là không phân biệt quốc gia, lãnh thổ. Trẻ em có quyền được hưởng đầy đủ các quyền con người như một chủ thể trong xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm về thể chất, tinh thần chưa phát triển đầy đủ mà trẻ em còn được hưởng các đặc quyền, đó là quyền được chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục, quyền được bảo vệ. Vì vậy, dù ở trong những chế độ xã hội riêng biệt, thuộc những nền văn hóa và kinh tế khác nhau, những thể chế chính trị khác nhau, trẻ em vẫn được cơng nhận là con người, là một chủ thể bình đẳng25 và được hưởng những quyền và tự do cơ bản của con người.
Là con người nhưng “do chưa trưởng thành về tinh thần và thể lực cần có sự bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, bao gồm sự bảo vệ về pháp lý thích hợp, trước cũng như sau khi sinh”26, nên pháp luật quy định các quyền trẻ em cũng dựa trên đặc điểm của trẻ em. Vì vậy, các quyền trẻ em mang tính đặc thù. Các quyền của trẻ em đều hướng tới mục tiêu là: (1) Trẻ em phải được phát triển một cách bình thường cả về thể chất và tinh thần; (2) Trẻ đói phải được cho ăn, trẻ ốm phải được chữa trị, trẻ lạc hậu phải được giúp đỡ, trẻ phạm tội phải được giáo dục, trẻ mồ côi và lang thang phải có nơi trú ẩn và phải được chăm sóc; (3) Khi xảy ra tai họa, trẻ em là người đầu tiên được cứu trợ; (4) Trong đời sống, trẻ em có quyền được kiếm sống và phải được bảo vệ chống lại mọi hình thức bóc lột; (5) Trẻ em phải được nuôi dưỡng theo nhận thức rằng, tài năng của chúng phải phục vụ cho đồng bào mình27. Hầu hết các quyền của trẻ em đều gắn với nghĩa vụ của các chủ thể khác và được bảo đảm thực hiện bởi các chủ thể khác. Tính đặc thù của quyền trẻ em là đặc điểm để phân biệt với các quyền con người của các nhóm người khác trong xã hội. Sự thừa nhận tính đặc thù của quyền trẻ em cho
25 Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con ngưởi, Khoa Luật, Đại học Quốc gia tr 330. 26 Lời nói đầu - Tuyên bố của LHQ về quyền trẻ em năm 1959.
27 Lã Văn Bằng, “Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em và kinh nghiệm thực thi ở một số nước”, Lý luận chính trị, ngày 02/02/2016. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/1307-phap-luat-quoc-te-ve-quyen-tre-em-va- kinh-nghiem-thuc-thi-cua-mot-so-nuoc.html. Ngày truy cập 20/12/2019
41
phép các quốc gia có quyền đưa ra các quy định pháp luật cụ thể, không trái với các chuẩn mực quốc tế về quyền trẻ em. Tính đặc thù của quyền trẻ em được ghi nhận nhưng các quốc gia là thành viên của Công ước quốc tế về Quyền trẻ em sẽ không thể viện lý do về chế độ chính trị, điều kiện kinh tế để tùy tiện nội luật hóa pháp luật trái với nội dung của Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, cũng như Công ước quốc tế về Quyền con người.
Thứ ba, quyền trẻ em mang tính pháp lý và được công nhận và đảm bảo bởi các
quy phạm pháp luật, được quyết định bởi trình độ phát triển kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa quốc gia, khu vực.
Với đặc điểm chung của khái niệm quyền, (i) đó là phải có sự ghi nhận về mặt