- “Các biện pháp giảm nhẹ phi công trình” là những biện pháp giảm nhẹ rủi ro và ảnh hưởng
Không bắt buộc ● Chăn
● Chăn ● Các chướng ngại vật Yêu cầu ● Xơ nước ● Bình chứa nước lớn ● Nước
1. Học cách phản ứng trong trường hợp khẩn cấp như có hỏa hoạn xảy ra 2. Cải thiện kỹ năng dập lửa thơng qua trị chơi
3. Hiểu được tầm quan trọng của sự phối hợp
Mục đích và kết quả mong đợi
Đối tượng học sinh
Thời gianĐồ dùng Đồ dùng Tiểu học 30 phút 6 ‐ 9 4 ‐ 5 THCS Chuẩn bị :
● Quyết định cách tiến hành hoạt động và chuẩn bị dụng cụ.
Ghi chú và góp ý :
● Giáo viên khuyến khích học sinh phối hợp với nhau.
● Giáo viên có thể linh động điều chỉnh trị chơi (Ví dụ: Đặt thêm chướng ngại vật)
● Hoạt động này có thể tổ chức trong giờ thể dục hoặc trong các sự kiện khác của trường. Học sinh chơi trị “Chuyền xơ múc nước” để dập tắt lửa
Giới thiệu (5 phút)
● Cho học sinh tưởng tượng rằng đang có hỏa hoạn xảy ra ở trường và hướng dẫn các em dập lửa.
● Giải thích rằng, để đối phó với hỏa hoạn thì u cầu phải phản ứng nhanh và sớm, vì thế sự phối hợp giữa mọi người rất quan trọng.
Hình thức chuẩn (15 - 20 phút)
1. Chia học sinh làm hai hàng để tạo sự ganh đua nhỏ giữa 2 đội.
2. Trong một hàng, học sinh đứng đầu tiên lấy xô, múc nước và chuyền cho người đứng thứ hai,
người thứ hai lại chuyền cho người kế tiếp. Cứ như vậy cho tới khi người cuối cùng nhận xô nước và đổ vào bình chứa.
3. Đội nào làm đầy bình chứa nước trước là đội thắng cuộc.
Lựa chọn I
1. Chia học sinh làm hai đội đứng đối diện nhau và đưa xô cho học sinh đứng đầu.
2. Học sinh này phải mang xô chạy tới đưa cho người đứng hàng đối diện. Học sinh đó nhận xô, múc nước và chạy về đổ xô nước vào bình chứa.
3. Học sinh tiếp theo lại tiếp tục như vậy.
4. Đội nào đổ đầy nước trước sẽ thắng trong trị chơi. (bình chứa nước có thể được giả sử như là ngọn
lửa cần dập tắt)
Lựa chọn II
1. Học sinh đứng xếp thành hàng, đưa cho em đứng đầu 1 cái chăn.
2. Học sinh đó phải nhúng ướt chăn, (giả định rằng chăn đó dùng để dập lửa) và chạy tới học sinh đứng hàng đối diện (giả định rằng học sinh này bị thương do hỏa hoạn).
3. Học sinh phủ chăn ướt lên biểu tượng có lửa cháy, và cõng học sinh kia về vị trí xuất phát. 4. Các học sinh khác cũng chơi tương tự.
5. Đội thắng là đội kết thúc trò chơi trước.
Tổng kết (5 phút)
● Cùng học sinh tổng kết lại bài học.
Không bắt buộc
● Các đoạn video/hình ảnh về
sơ cấp cứu
● Tài liệu giảng dạy lý thuyết
Yêu cầu
● Băng thun/Băng vải/Bơng
● Băng dính và kéo
● Nẹp
1. Học sinh học để biết cách phản ứng khi gặp người bị thương
2. Cải thiện kỹ năng sơ cấp cứu
Mục đích và kết quả mong đợi
Đối tượng học sinh
Thời gianĐồ dùng Đồ dùng Tiểu học 90 - 120 phút 6 - 9 4 - 5 THCS Chuẩn bị :
● Mời các chuyên gia về sơ cấp cứu để tập huấn cho giáo viên/học sinh, trừ khi trong trường đã có cán bộ y tế đủ trình độ.
● Chuẩn bị tài liệu và những vật dụng cần thiết (Các đoạn phim, hình ảnh và sách vở...) nếu có