Hiện trạng văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ (Trang 82 - 86)

3.6.1. Cấp Trung ƣơng

- Điều 38, Luật BVMT năm 2005 đã quy định về BVMT làng nghề nhƣ sau: “Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với BVMT; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm của các làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trƣờng của làng nghề; Cơ sở sản xuất trong các KCN, CCN và làng nghề phải thực hiện các yêu cầu về BVMT: xử lý nƣớc thải; thu gom và vận chuyển chất thải rắn; quản lý chất thải nguy hại và đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về BVMT, nộp đầy đủ các phí BVMT”.

Luật BVMT xây dựng riêng một điều quy định về công tác BVMT đối với làng nghề và những yêu cầu cần phải tuân thủ để giải quyết tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng tại các làng nghề, trách nhiệm của UBND cấp tỉnh về quản lý BVMT làng nghề. Tuy nhiên, để có thể áp dụng đƣợc vào thực tế cần có các văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thực hiện về công tác BVMT làng nghề.

- Các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật BVMT: Đến nay, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật BVMT đã đƣợc xây dựng để áp dụng cho mọi đối tƣợng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không phân biệt nằm trong khu vực nông thôn, làng nghề, khu đô thị, công nghiệp hay các khu vực khác.

Điều này không phù hợp với những yếu tố đặc thù và khách quan của làng nghề, nhiều văn bản khi áp dụng vào khu vực sản xuất làng nghề không khả thi, hiệu lực triển khai rất thấp.

- Các văn bản có liên quan:

+ Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nơng thơn, trong đó quy định các đối tƣợng, loại hình ngành nghề nơng thơn đƣợc khuyến khích, hình thức khuyến khích (ƣu tiên, ƣu đãi về đất đai; đầu tƣ, tín dụng; thuế, phí; thơng tin thị trƣờng; khoa học, công nghệ và môi trƣờng...), cũng nhƣ giao trách nhiệm cho các ngành, các cấp chính quyền địa phƣơng và cơ sở sản xuất về xử lý chất thải, bảo đảm

81

vệ sinh môi trƣờng, thực hiện việc di chuyển cơ sở gây ơ nhiễm mơi trƣờng đến địa điểm thích hợp.

+ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nơng thơn, trong đó quy định một số nội dung liên quan đến BVMT nhƣ: quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thơn gắn với BVMT; các dự án đầu tƣ địi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môi trƣờng, bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới thì đƣợc ƣu tiên giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các KCN, CCN tập trung; các cơ sở, ngành nghề nông thôn di dời ra khỏi khu dân cƣ đến địa điểm quy hoạch đƣợc ƣu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời. Về đầu tƣ, tín dụng có quy định: “ngân sách địa phƣơng hỗ trợ một phần kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trƣờng cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn”.

+ Thông tƣ số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ NN&PTNT hƣớng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nơng thơn; Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tƣ số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 về việc hƣớng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ trong đó có quy định một trong các nội dung đƣợc hƣởng hỗ trợ bao gồm “Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trƣờng cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn”, với các quy định cụ thể về định mức hỗ trợ, nguồn tài chính hỗ trợ để triển khai thực hiện.

Thơng tƣ số 116/2006/TT-BNN đã xây dựng các tiêu chí phân loại, công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống khi áp dụng vào thực tế đã tồn tại nhiều vấn đề không hợp lý dẫn đến con số thống kê số lƣợng làng nghề hiện nay không thống nhất. Thông tƣ số 113/2006/TT-BTC vẫn chƣa có hƣớng dẫn thực hiện cụ thể về việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề nhƣ thế nào, việc xử lý môi trƣờng làng nghề ra sao, cơ quan nào thực hiện và cơ quan nào quản lý...

- Nhiều văn bản quy phạm pháp luật tuy không quy định cụ thể đối với làng nghề nhƣng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả đối tƣợng làng nghề, trong đó quan trọng phải kể đến là:

82

* Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nƣớc thải; Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nƣớc thải; Thông tƣ liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của liên Bộ Tài chính - Bộ TN&MT hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nƣớc thải; Thông tƣ liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 06/09/2007;

* Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn; Thông tƣ số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hƣớng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP; Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn; Thông tƣ số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ- CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn;

* Thơng tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ TN&MT quy định về quản lý chất thải nguy hại, trong đó quy định chi tiết: điều kiện hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại; thủ tục lập hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải, cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, mã số quản lý chất thải nguy hại; nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại;

* Thông tƣ số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ TN&MT hƣớng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng cần phải xử lý.

Tuy nhiên, do các quy định khơng xét đến tính đặc thù riêng của làng nghề nên đến nay, tại các làng nghề việc thu phí BVMT đối với chất thải, quản lý chất thải nguy hại… không đƣợc thực hiện.

3.6.2. Cấp địa phƣơng

Một số địa phƣơng có làng nghề đã chú ý đến việc ban hành các văn bản liên quan đến làng nghề, cụ thể:

- Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020.

83

- Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2008 của UBND thành phố Hà Nội ban hành “Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội”.

- Quyết định số 64/QĐ-UBND ngày 23/5/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quy chế BVMT làng nghề, cụm công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.

- Quyết định số 2032/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2007 của UBND tỉnh Hƣng Yên về việc phê duyệt chƣơng trình phát triển cơng nghiệp - TTCN giai đoạn 2006 - 2010.

- Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2009 của UBND tỉnh Hải Dƣơng quy định về công nhận làng nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hải Dƣơng.

- Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2008 của UBND tỉnh Hải Dƣơng ban hành quy định BVMT ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.

- Quyết định số 22/2006/CT-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2006 của UBND tỉnh Nam Định về việc triển khai thi hành Luật BVMT năm 2005.

Các văn bản này trên thực tế đã góp phần vào cơng tác BVMT, định hƣớng phát triển bền vững làng nghề. Tuy nhiên, dù đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, nhƣng quản lý môi trƣờng làng nghề vẫn đang cịn có nhiều tồn tại, bất cập chƣa đƣợc giải quyết ở các mức độ và cấp độ quản lý khác nhau.

3.6.3. Việc ban hành tiêu chuẩn môi trƣờng và quy chuẩn kỹ thuật về mơi trƣờng có liên quan đến làng nghề

Hiện nay, Bộ TN&MT đã nghiên cứu, xây dựng chuyển đổi hoặc ban hành nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mơi trƣờng, trong đó có các quy chuẩn thải và quy chuẩn chất lƣợng môi trƣờng xung quanh.

Tuy nhiên, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng đƣợc ban hành và áp dụng cho mọi đối tƣợng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; khơng phân biệt đối tƣợng có nằm trong làng nghề hay không. Khi xây dựng các quy chuẩn này, mục tiêu là tập trung vào các đối tƣợng là cơ sở sản xuất cơng nghiệp. Vì vậy, trên thực tế khi áp dụng các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng đối với các cơ sở TTCN trong làng nghề đã gặp nhiều khó khăn do năng lực xử lý chất thải của các cơ sở này rất hạn chế. Nếu căn cứ theo quy chuẩn thải hiện hành để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm

84

hành chính đối với các cơ sở trong làng nghề thì tất cả các cơ sở đều bị xử phạt, thậm chí khơng ít trƣờng hợp, mức xử phạt cịn vƣợt quá năng lực thi hành của các cơ sở sản xuất. Hơn nữa, dù có vi phạm và bị xử phạt, các cơ sở đang vi phạm do những điều kiện chủ quan và khách quan cũng khơng thể khắc phục ngay đƣợc tình trạng xả thải vƣợt quy chuẩn trong một thời gian ngắn. Chính điều này đã ảnh hƣởng trực tiếp đến tính khả thi và hiệu lực pháp lý của các quy định hiện hành.

Trong thời gian tới, cần nghiên cứu và ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng phù hợp với thực trạng năng lực sản xuất và khả năng đầu tƣ, xử lý chất thải của làng nghề (thông qua các hệ số và lộ trình áp dụng Quy chuẩn).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)