Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ (Trang 96 - 97)

3.10. Đề xuất, kiến nghị giải pháp bảo vệ môi trƣờng làng nghề

3.10.1. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách

- Tổ chức tổng điều tra, đánh giá trên toàn quốc về thực trạng làng nghề Việt Nam (ngay trong năm 2012); xây dựng “Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn mới” trình Quốc hội xem xét và phê duyệt, mà một trọng tâm của Chƣơng trình là bảo tồn và phát triển bền vững làng nghề nhằm bảo đảm an sinh, xã hội cho các vùng nông thôn Việt Nam; xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển làng nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống: lập danh mục các loại hình và quy mơ làng nghề cần đƣợc bảo tồn và phát triển, nhân rộng; danh mục các loại hình và quy mơ sản xuất làng nghề cần phải kiên quyết loại bỏ khỏi khu vực dân cƣ nông thôn; định hƣớng phân bố, điều tiết khu vực phát triển làng nghề theo lịch sử hình thành, vùng nguyên liệu và nhu cầu tiêu thụ của thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.

- Xây dựng “Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trƣờng” trình Quốc hội xem xét, phê duyệt để tổ chức thực hiện. Trong đó, xử lý triệt để các làng nghề bị ô nhiễm nặng (chiếm khoảng 26% trên tổng số làng nghề) là một trọng tâm ƣu tiên của Chƣơng trình để có kế hoạch, phân cơng và lộ trình thực hiện cụ thể, khắc phục những khó khăn về nguồn lực tại chỗ của các cơ sở trong làng nghề

95

cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng các cấp, duy trì vai trị thiết yếu của làng nghề đối với phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam.

- Ban hành các chính sách cụ thể và thỏa đáng về ƣu đãi, hỗ trợ về vốn, công nghệ sản xuất, đào tạo nhân lực, ƣu đãi thuế thu nhập, thuế xuất khẩu, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trƣờng, quảng bá sản phẩm, thu hút du lịch, khám chữa bệnh định kỳ… đối với các tổ chức, cá nhân trong làng nghề thực sự “đúng nghĩa”. Có nhƣ vậy mới thực sự khuyến khích các làng nghề đăng ký đƣợc công nhận là làng nghề phát triển mạnh và bền vững.

- Công bố rộng rãi trên quy mơ tồn quốc Danh mục các làng nghề đƣợc công nhận, lập kế hoạch và lộ trình đầu tƣ kinh phí từ các nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp Trung ƣơng và địa phƣơng và các nguồn khác để nâng cấp cơ sở hạ tầng (điện, đƣờng, hệ thống thoát nƣớc, hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải, hệ thống thu gom chất thải rắn, quy hoạch tỷ lệ cây xanh nông thôn) cho các làng nghề đã đƣợc công nhận.

- Xây dựng và ban hành lộ trình và hệ số áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trƣờng phù hợp cho đặc thù sản xuất làng nghề, đảm bảo các Quy chuẩn đƣợc ban hành có tính khả thi cao và là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành công tác quản lý môi trƣờng và kiểm sốt ơ nhiễm mơi trƣờng làng nghề.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)