Thực trạng tình hình sử dụng cơng nghệ tài chín hở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2.3 Thực trạng tình hình sử dụng cơng nghệ tài chín hở Việt Nam

Theo Vietnam FinTech Report (2020), vào năm 2019, Việt Nam đứng thứ hai trong ASEAN về nguồn vốn tài trợ cho FinTech, thu hút 36% tổng vốn đầu tư vào FinTech của khu vực. Sự lạc quan được nhận thấy khi Việt Nam đang trải qua sự bùng nổ trong thanh toán kỹ thuật số và hoạt động thương mại điện tử trong bối cảnh COVID-19 bị hạn chế và lo ngại lây nhiễm. Trong quý 1 2020, thanh toán điện tử tăng 76% với tổng giá trị giao dịch tăng 124% so với quý 1 2019. Người tham gia không

gian này ghi nhận sự tăng trưởng chưa từng có, với thanh tốn trên ví di động Momo tăng gấp đôi kể từ tháng 2. Hoạt động thương mại điện tử cũng tăng đáng kể trong năm nay, với tổng lượt truy cập vào các ứng dụng mua sắm đạt 12,7 tỷ trong quý 2 năm 2020 và tăng 43% theo quý. Trong vài năm trở lại đây, bối cảnh thị trường khởi nghiệp FinTech đã phát triển từ 44 công ty vào năm 2017 lên hơn 120 công ty. Các công ty này hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mặc dù thanh toán vẫn là phân khúc thống trị với các công ty chiếm 30% tổng số FinTech tại Việt Nam.

Hình 2.1. Các dịch vụ FinTech tại Việt Nam năm 2020

Nguồn: Vietnam FinTech Report 2020

Theo báo cáo của Fintech News về lĩnh vực FinTech trong nước tại Việt Nam, trong năm qua, ngành công nghiệp của Việt Nam đã phát triển đáng kể nhờ việc áp dụng các giao dịch kỹ thuật số ngày càng tăng, ngành thương mại điện tử đang bùng nổ và chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ thanh tốn kỹ thuật số.

Theo Lin, Wu và Tran (2015), Internet banking – Ngân hàng điện tử đang phát triển nhanh hơn so với các lĩnh vực thương mại điện tử khác và đã nổi lên như một sự tiến hố trong cơng nghệ ngân hàng ứng dụng. Tuy nhiên Dinh, Le và Le (2015) cho rằng Internet banking tuy được kỳ vọng sẽ nhanh chóng tác động lớn đến hoạt động của các ngân hàng nhưng quy mô của Internet banking cịn tương đối nhỏ. Tính đến năm 2014, tổng số người dùng dịch vụ này ở Việt Nam chỉ đạt 6 triệu người, tương

đương 17% tổng số người dùng Internet, thậm chí cịn thấp hơn mức trung bình của Châu Á – Thái Bình Dương. Nghiên cứu cho thấy Internet banking tác động tích cực đến thu nhập của ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng nhưng còn chậm, quy mơ cịn nhỏ nên có ảnh hưởng thấp đối với hoạt động của các ngân hàng. Các ngân hàng chưa đánh giá cao và có kế hoạch phát triển kênh chuyển phát này một cách hợp lí, các sản phẩm, dịch vụ cung cấp qua Internet banking cũng chưa đa dạng và hấp dẫn đối với khách hàng; sự phức tạp trong thủ tục đăng ký và quá trình sử dụng cũng ngăn cản một bộ phận lớn người dùng tiềm năng. Thêm vào đó, việc áp dụng Internet banking được các ngân hàng kỳ vọng sẽ giảm chi phí hoạt động và tài sản cố định tại các chi nhánh nhưng kết quả nghiên cứu cho rằng chi phí hoạt động khơng bị ảnh hưởng bởi áp dụng Internet banking, thay vào đó hoạt động của Internet banking có vai trị bổ sung cho hoạt động của các chi nhánh truyền thống. Rõ ràng, dịch vụ Internet banking ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng ở các nước phát triển hơn các nước đang phát triển như Việt Nam do sự chênh lệch về trình độ cơng nghệ và nguồn dữ liệu.

Bên cạnh việc phát triển thanh tốn qua máy POS thơng thường các ngân hàng thương mại đã phát triển hình thức thanh tốn qua thiết bị POS di động (mPOS) trên cơ sở ứng dụng cơng nghệ hiện đại.

Về tiếp cận dịch vụ tài chính thơng qua các đại lý “ủy thác thanh toán” của ngân hàng, nhằm cung cấp dịch vụ tài chính đến người dân khơng có tài khoản ngân hàng (unbanked) tại các vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng xa, nơi khơng có chi nhánh của ngân hàng với chi phí hợp lý, từ năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép thí điểm 03 mơ hình triển khai trong Đề án thí điểm phát triển một số hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt (TTKDTM) ở khu vực nông thôn tại Việt Nam giai đoạn 2014- 2015, bao gồm: Dịch vụ chuyển tiền nhanh của NHTMCP Xăng dầu Petrolimex trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới các chi nhánh, cửa hàng xăng dầu của Petrolimex tại các khu vực nông thôn (PG BankPetrolimex); Dịch vụ chuyển tiền giá trị nhỏ của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới các đại lý viễn thông của Công ty Cổ phần Di động Trực tuyến (M_Service) ở khu vực nông thôn (Vietcombank - M_Service); Dịch vụ chuyển tiền của ngân hàng TMCP Quân đội trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới của Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) ở địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo (MB - Viettel). Cũng theo nhóm Cơng tác Tài chính vi mơ Việt Nam trong giai đoạn từ 2014-2016, số

lượng người có tài khoản đã tăng đáng kể từ 36,77 triệu người năm 2014 lên 41,41 triệu người năm 2016 nâng tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh tốn tại ngân hàng từ 53% lên 59%. Xét trên tổng dân số Việt Nam, đến năm 2016, đã có 45% dân số có tài khoản ngân hàng để sử dụng trong các giao dịch tài chính. Trong giai đoạn vừa qua, với chủ trương phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Chính phủ, thẻ thanh tốn ngân hàng tiếp tục phát triển, số lượng thẻ phát hành, số lượng và giá trị giao dịch thẻ tăng khá nhanh. Số lượng khách hàng sử dụng Ví điện tử đang có sự gia tăng và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Theo Tiến và các cộng sự (2020) dịch vụ Mobile Banking (M-Banking) đã được hơn 45 ngân hàng triển khai và các ngân hàng như BIDV, AGRIBANK, VCB, VIETINBANK đã đạt được nhiều thành tựu:

Bảng 2.2. Thành tựu nổi bật của 4 ngân hàng

BIDV Agribank Vietcombank Vietinbank

Ứng dụng BIDV Smart Banking là sản phẩm nổi trội nhiều tiện ích, tốc độ phát triển khách hàng sử dụng cao gấp 2 đến 3 lần các ứng dụng khác, nhiều tính năng mới như trợ lý ảo, thanh tốn QR Pay, trị chuyện, chuyển tiền, mua sắm, dịch vụ thẻ, tiền gửi online, …

Agribank E-Mobile Banking với giao diện thân thiện, thao tác dễ dàng, tương thích đa thiết bị, giao dịch nhanh chóng, chính xác, an tồn và tin cậy. Nhiều tính năng: vấn tin tài khoản, chuyển khoản, mua sắm, dịch vụ thẻ, nạp tiền điện thoại trả trước và sau, thanh tốn hóa đơn, báo cáo giao dịch, thanh toán bằng mã QR

VCB-Mobile

Banking là kết quả sau những đổi mới và phát triển dịch vụ ngân hàng di động. Nổi bật về giao diện - UI, luôn được tập trung chăm chút, đảm bảo tính đồng nhất, trẻ trung và hấp dẫn; đột phá về trải nghiệm người dùng - UX, đảm bảo tính thuận tiện, dễ sử dụng, mức độ hiệu quả, tối giản thao tác người dùng trên ứng dụng; đa dạng về tính năng, tiện ích VietinBank iPay Mobile 3.0 mang đến cho khách hàng những tính năng đột phá như: Mua sắm trực tuyến, mua và thanh toán vé máy bay/đặt chỗ ngay trên ứng dụng, thanh tốn QR Pay, trị chuyện trực tuyến với khả năng kết nối không giới hạn, tùy chỉnh giao diện người dùng, biểu đồ quản lý chi tiêu...

Ngân hàng BIDV vinh dự đạt được giải thưởng “Sản phẩm dịch vụ sáng tạo, độc đáo năm 2017” tại Diễn đàn Agribank hứa hẹn tạo nên một xu hướng sử dụng các dịch vụ ngân hàng hồn tồn mới, góp phần khẳng định sự Vietcombank đã vinh dự được tạp chí Asian Banking & Finance (ABF) trao tặng giải thưởng quốc tế Trong Hội nghị “Triển vọng ngành tài chính” do The Asian Banker tổ chức vào ngày 12/01/2017 tại Hà

Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2017 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG Vietnam) đồng tổ chức phát triển ngày càng đa dạng các dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng, và thị trường ngân hàng tài chính nói chung. "Ngân hàng có sản phẩm Mobile Banking sáng tạo hiệu quả nhất năm 2018". Nội, VietinBank đã vinh dự nhận giải thưởng “Ngân hàng di động tốt nhất Việt Nam 2017”.

Nhìn chung, mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của Việt Nam cũng đã được cải thiện trong những năm qua. Điển hình, số lượng người trưởng thành có tài khoản thanh tốn có xu hướng tiếp tục gia tăng. Số lượng các kênh giúp khách hàng tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính cũng liên tục gia tăng trong giai đoạn từ 2014-2016 như số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, số lượng máy ATM, POS. Cịn một số khó khăn, vướng mắc: Sự phân bố mạng lưới của các tổ chức tín dụng đang khơng đồng đều, Các sản phẩm, dịch vụ tài chính vẫn đang được thiết kế chung cho mọi khu vực, chưa có sự chuyên biệt để phù hợp với đặc thù dân cư ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, Nhận thức và năng lực sử dụng dịch vụ tài chính của khách hàng cịn hạn chế cũng như tâm lý e ngại, dè chừng, số lượng các tổ chức tài chính vi mơ hiện còn rất hạn chế, hoạt động của tổ chức tài chính vi mơ cũng mới chỉ tập trung, bó hẹp ở dịch vụ cho vay, chưa khai thác hết tiềm năng của các dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM (Trang 29 - 33)