Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.2 Dữ liệu nghiên cứu

Đề tài sử dụng bộ dữ liệu về tài chính tồn diện của các quốc gia trên thế giới - Global Findex 2014 và 2017, được xây dựng bởi Ngân hàng Thế Giới từ năm 2011. Bộ dữ liệu này cung cấp những dữ liệu chuyên sâu về cách mọi người trên thế giới tiết kiệm, vay, thực hiện thanh toán, và quản lý rủi ro. Đây là bộ dữ liệu toàn diện nhất cung cấp các thước đo nhất quán về việc sử dụng dịch vụ tài chính của mọi người trên các nền kinh tế qua các khoảng thời gian. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện với sự hợp tác của Gallup World Poll và được sự tài trợ bởi Bill & Melinda Gates Foundation. Các chỉ số trong bộ dữ liệu được dựa trên các cuộc phỏng vấn với khoảng 150,000 đại điện từ các quốc gia, được lựa chọn ngẫu nhiên từ độ tuổi 15 trở lên tại hơn 140 nền kinh tế.

Các thành phần chính của bộ dữ liệu này gồm 6 phần: (i) bảng câu hỏi về cách mọi người trên thế giới sử dụng các tổ chức tài chính và sự sẵn có của chúng với mọi người; (ii) bảng câu hỏi về các lý do tại sao người được phỏng vấn không sở hữu tài khoản ngân hàng hay tài khoản ở các tổ chức tài chính khác; (iii) bảng câu hỏi về sự sử dụng điện thoại di động hay Internet để thực hiện thanh toán, vay, mượn hay nhận, gửi tiền; (iv) bảng câu hỏi về các hoạt động tiết kiệm và vay mượn tiền của người được phỏng vấn; (v) bảng câu hỏi về khả năng chống chịu bất ổn tài chính; (vi) bảng câu hỏi về cách thức thanh tốn và nhận tiền của người được phỏng vấn. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu này chủ yếu sử dụng những câu hỏi từ các phần (i), (ii), (iii) và (vi).

Bảng 3.2. Thống kê các biến được sử dụng

Tên biến Tồn bộ mẫu Trung bình Sai số chuẩn

fit: khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính nói chung tại Việt

Nam 0,099 0,299

fit314: khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính thơng qua điện

thoại và Internet tại Việt Nam 0,077 0,267

fit004: có tài khoản thanh tốn di động

0,520 0,508

fit114: có trả hóa đơn tiện ích qua điện thoại di động 0,012 0,107 fit214: có các hoạt động gửi tiền trong nước qua điện thoại 0,045 0,207 fin: Mức độ tiếp cận tài chính của người được khảo sát 0,331 0,471 fin114: Có tài khoản tại một định chế tài chính 0,315 0,465

fin214: Sở hữu thẻ ghi nợ 0,272 0,445

fin314: Sở hữu thẻ tín dụng 0,033 0,179

lack: Yếu tố ảnh hưởng đến việc người được phỏng vấn

không mở tài khoản 0,172 0,377

tt2: Biến tương tác giữa trình độ học vấn tiểu học hay thấp

hơn và mức lương Fourth 20% 0,0844 0,278

age: tuổi của người tham gia khảo sát 42,593 16,157

age2: Bình phương tuổi của người tham gia khảo sát 2075,043 1515,405

sex: Giới tính của người được phỏng vấn 0,522 0,500

edu2: Trình độ học vấn đại học hay cao hơn 0,126 0,332

edu3: Trình độ học vấn cấp hai 0,491 0,500

inc2: Mức lương thu nhập Middle 20% 0,187 0,390

inc3: Mức lương thu nhập Poorest 20% 0,193 0,395

inc4: Mức lương thu nhập Richest 20% 0,226 0,419

inc5: Mức lương thu nhập Second 20% 0,199 0,400

yr2: Được phỏng vấn vào năm 2017 hay không 0,500 0,500

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu ĐMCNTC 2014 – 2017 của nhóm tác giả (2021)

Tiểu kết chương 3: Trong chương này đề tài đưa ra quy trình nghiên cứu gồm các

bước cụ thể nhằm xác định cách thức xử lý dữ liệu, sàng lọc và tổng hợp các thơng tin và xây dựng mơ hình cũng như xác định phương pháp hồi quy của mơ hình thực

nghiệm. Ngồi ra, chương này cũng phân tích sơ bộ kết quả thống kê các quan sát và các biến trong mơ hình nghiên cứu thực nghiệm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)