CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới áp dụng công nghệ tài chính tại Việt Nam
Việc ứng dụng cơng nghệ tài chính (FinTech) có thành cơng hay không phải đến từ sự tiếp nhận của người sử dụng. Để phân tích vấn đề trên, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã sử dụng mơ hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Modeal-TAM) của Davis (1989) trong việc lý giải hành vi chấp nhận cơng nghệ của con người.
Hình 2.2. Mơ hình TAM
Nguồn: Davis và các cộng sự (1989)
Nghiên cứu của Chuang, Liu và Kao (2016) cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới áp dụng cơng nghệ tài chính (FinTech) bao gồm niềm tin vào các thương hiệu lớn và dịch vụ, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức hữu ích, thái độ và ý định hành vi cá nhân. Trong các nghiên cứu về các nhân tố tác động tới áp dụng FinTech tại khu vực Đơng Nam Á, phân tích của Tun-Pin và các cộng sự (2019) về việc ứng dụng của FinTech ở Malaysia cho rằng ngoài yếu tố nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng thì các yếu tố ảnh hưởng xã hội, khả năng đổi mới của cá nhân, lo ngại về bảo mật và nhận thức niềm vui cũng có tác động to lớn tuy nhiên cần có sự giúp đỡ và hướng dẫn rõ ràng từ các bên cung cấp dịch vụ có ứng dụng FinTech. Một nghiên cứu khác của Huei và các cộng sự (2018) về phản ứng của khách hàng đối với các sản phẩm của FinTech tại Malaysia cũng chỉ ra rằng, các yếu tố nhận thức dễ sử dụng, nhận thức hữu ích, cảm nhận rủi ro, cảm nhận về chi phí phải bỏ ra và lợi thế cạnh tranh có tác động lớn đến thái độ của khách hàng và qua đó tác động đến việc ứng dụng FinTech. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Meyliana, Fernando, và Surjandy (2019) về nhận thức rủi ro và niềm tin đến vấn đề áp dụng FinTech tại Indonesia cho thấy các công ty phải chú trọng
Nhận thức lợi ích Nhận thức dễ sử dụng Biến bên ngồi Thái độ sử dụng Ý định Thói quen sử dụng hệ thống
và hiểu được hành vi và nhận thức của khách hàng cũng như chủ động cung cấp cho khách hàng niềm tin và các khả năng có thể gây rủi ro. Tuy nhiên, nghiên cứu cho rằng rủi ro không tác động tới việc sử dụng FinTech của khách hàng mà nhân tố niềm tin mới đóng vai trị quan trọng. Theo Hằng, Thảo, Hồi và Thu (2018) các nhân tố tác động tới việc tiếp nhận FinTech tại Việt Nam bao gồm (1) Mức độ an toàn và bảo mật, (2) Hữu ích; (3) Thái độ; (4) Sự tự chủ; (5) Tính dễ sử dụng và (6) Sự thuận lợi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng 6 yếu tố có quan hệ đồng biến với nhau trong tác động tới sự tiếp nhận dịch vụ FinTech trong thanh toán với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Từ đó, để ứng dụng tốt được FinTech tại Việt Nam thì cần cải tiến cơng nghệ, có bộ phận hướng dẫn khách hàng, tích hợp được nhiều tiện ích trong ứng dụng sản phẩm từ FinTech đồng thời nâng cao sự hợp tác giữa các định chế tài chính truyền thống cũng như các cơng ty FinTech, tăng cường việc truyền thông về FinTech, nâng cao năng lực quản trị điều hành và chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, theo Liên và các cộng sự (2020) trong nghiên cứu về FinTech và ngân hàng: Bằng chứng từ Việt Nam, các nhân tố tác động tích cực tới ý định sử dụng dịch vụ FinTech là nhận thức dễ sử dụng, nhận thức hữu ích, niềm tin và tác động của xã hội.