CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH
2.4 Đề xuất mơ hình nghiên cứu lý thuyết
2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu
2.4.2.1 Mức độ tiếp cận tài chính thơng qua việc sử dụng hình thức thanh tốn thẻ thanh tốn hoặc sở hữu tài khoản của các tổ chức tài chính
2.4.2.1.1 Mức độ tiếp cận các tổ chức tài chính và sở hữu tài khoản của các tổ chức tài chính
Theo Nhóm cơng tác tài chính Vi mơ Việt Nam, 2018, các tổ chức tài chính ở Việt Nam có một thế mạnh rất lớn là có một thấu hiểu sâu rộng và sự liên kết chặt chẽ với khách hàng. Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ công nghệ, việc áp dụng các thiết bị kỹ thuật cao đã lấn át các điểm mạnh của các tổ chức tài chính truyền thống. Thơng qua các hệ thống Big Data, thói quen tìm kiếm từ khóa trên Google, … của hệ thống
kỹ thuật mới giúp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí trong việc tiếp cận đến khách hàng và nắm bắt, cập nhật thông tin khách hàng một cách chi tiết, toàn diện, rõ ràng hơn mà bản thân người sử dụng có thể khơng nhận ra đồng nghĩa với việc khách hàng vơ tình lộ ra những thơng tin họ khơng muốn tiết lộ nếu chỉ thông qua các phương pháp khảo sát truyền thống. Một nhược điểm nữa của các tổ chính tài chính truyền thống là chi phí cao và lượng khách hàng khiêm tốn.
Tại Việt Nam hiện đang hoạt động 4 loại hình tổ chức dịch vụ ngân hàng tài chính bao gồm: ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ, quỹ tín dụng nhân dân (Nhóm Cơng tác Tài chính vi mơ Việt Nam, 2018). Đến năm 2016, có 992 chi nhánh của ngân hàng thương mại Nhà nước và 1.596 chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần, 1.166 quỹ tín dụng nhân dân và duy trì 01 ngân hàng Hợp tác xã, 01 ngân hàng chính sách phủ rộng khắp cả nước, đến cả các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Vậy mức độ phủ rộng của các tổ chức tài chính trên khắp đất nước Việt Nam là rất lớn.
Bảng 2.3. Tổng số lượng thẻ đã phát hành
Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước
Từ năm 2016 đến quý III 2019 tổng lượng số lượng thẻ đã phát hành lũy kế tăng lên đáng kể, 60.31 triệu thẻ. Kể từ Quý IV/2019, Ngân hàng Nhà nước thực hiện công bố số lượng thẻ đang lưu hành (không bao gồm các thẻ chưa từng được kích hoạt, thẻ đã hết hạn sử dụng, các thẻ đã bị đóng/hủy) do đó số lượng thẻ đang lưu hành
đến cuối Quý IV/2019 là 99 triệu thẻ và tăng 12 triệu thẻ đang lưu hành chỉ trong 1 năm.
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương (cùng chiều) giữa việc sở hữu tài khoản của tổ chức tài chính và khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính.
2.4.2.1.2 Sử dụng hình thức thanh tốn qua thẻ thanh toán
Số lượng thiết bị sử dụng thẻ thanh toán (Đơn vị: thiết bị)
Bảng 2.4. Số lượng thiết bị sử dụng thẻ thanh toán (Đơn vị: thiết bị)
Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước
Số lượng thiết bị ATM tăng đều qua 5 năm năm gần đây, nổi bật nhất là sự nhảy vọt từ 17558 cây ATM (2017) lên 18587 cây ATM (2018), hơn 1000 địa điểm sử dụng ATM được thành lập. Trong 2 năm gần đây số lượng thiết bị ATM được xây dựng thêm tăng đều trung bình 500 cây ATM phục vụ người dân.
Bảng 2.5. Số lượng giao dịch thơng qua thẻ thanh tốn
Cho đến năm 2020, mặc dù tổng số lượng thiết bị ATM thấp hơn các thiết bị khác 15 lần nhưng tổng số lượng giao dịch thơng qua hình thức thanh tốn bằng thẻ ATM vượt trội hơn hẳn so với những hình thức thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt khác (POS/EFTPOS/EDC). Tổng số lượng giao dịch qua ATM vào cuối năm 2020 tăng 52% so với năm 2016, tổng số lượng giao dịch thơng qua các hình thức thanh tốn khác tăng đều qua từng năm và nổi bất nhất là sự tăng vọt gần 37 triệu giao dịch.
Những số liệu trên thể hiện sự ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của các hình thức thanh tốn thơng qua thẻ thanh tốn đến người dân Việt Nam. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Mohannad và các cộng sự (2020), Huong, Puah và Chong (2021).
Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương (cùng chiều) giữa khả năng sử dụng hình thức thanh tốn qua thẻ thanh tốn và khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính.
2.4.2.2 Thu nhập từng cá nhân
Thu nhập cá nhân là tổng hợp các khoản tiền từng cá nhân nhận được trong một khoảng thời gian nhất định. Thu nhập cá nhân có thể chia làm 2 nguồn chính là thu nhập thụ động (đầu tư, tiền nhận được từ việc cho thuê nhà, lãi ngân hàng, tiền bản quyền...) và thu nhập chủ động (tiền lương, tiền thu lao, thu nhập từ việc kinh doanh, ...). Theo Thu và các cộng sự (2018), các cá nhân có thu nhập cao có khả năng sử dụng dịch vụ tài chính tốt hơn do họ có khả năng khả năng tiết kiệm, mua bảo hiểm, thanh toán trực tuyến và sử dụng các dịch vụ tài chính khác cao hơn so với những người có nguồn thu nhập hạn chế. Mohamed và các cộng sự (2012) đưa ra kết quả cho thấy rằng thu nhập với việc áp dụng ngân hàng điện tử ở mức ý nghĩa 5%.
Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương (cùng chiều) giữa mức thu nhập từng cá nhân và khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính.
2.4.2.3 Trình độ học vấn của người sử dụng
Khi người dân có nền tảng giáo dục nhất định, có bằng cấp trình độ tốt sẽ tác động nhiều hơn đến tài chính tồn diện.
Theo thơng tin từ Ngân hàng Nhà nước, một nửa dân số Việt Nam, ước tính khoảng 45 triệu dân chưa có tài khoản tại ngân hàng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa do bản thân người dân chưa tiếp cận được đến những hiểu biết về các dịch vụ tài chính và các thủ tục mở tài khoản còn rườm rà (VTV.vn, 2018). Chính vì thế người dân thường dễ vướng vào các khoản vay nặng lãi, tín dụng đen mà sau
này khơng có khả năng hồn trả. Những khoản vay này thường nhanh chóng, nhận được tiền ngay, khơng có thế chấp, thủ tục vài bước nên tín dụng đen dễ dàng lợi dụng lỗ hổng để đánh lãi nặng cho khách hàng.
Atkinson và Messy (2012) chỉ rõ với những người có học vấn cao hơn có nhiều khả năng có điểm hiểu biết về tài chính cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý mức độ hiểu biết tài chính cao là có thể ngay cả trong số những người chưa hồn thành giáo dục chính thức.
Giả thuyết H4: Có mối quan hệ giữa trình độ học vấn và khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính.
2.4.2.4 Tuổi của người sử dụng
Hàng loạt các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng áp dụng công nghệ ở thế hệ trẻ cao hơn so với thế hệ 8x, 9x. Hiện có khoảng 51 triệu điện thoại thơng minh đang được sử dụng và trung bình mỗi ngày, trong đó, có 80% số người dùng có độ tuổi trên 15. Trung bình mỗi ngày, người dân dành hơn 2,5 giờ để truy cập internet bằng điện thoại thông minh (Luận, 2019). Theo Ghanbari (2018), hầu hết những người thuộc thế hệ thiên niên kỷ đều mang trong mình một số khả năng bản năng để hiểu và sử dụng công nghệ kỹ thuật số đơn giản bởi vì họ đã được sinh ra trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
Thế hệ cũ hơn, có năm sinh từ đầu đến giữa những năm 1960 đến đầu những năm 1980, còn được gọi là Thế hệ X, ngược lại hoặc đã thích nghi với cơng nghệ kỹ thuật số sau khi bị cuốn hút bởi nó, hoặc họ buộc phải tính đến nó để tồn tại trong một mơi trường được định hướng bởi công nghệ.
Theo Mohannad và các cộng sự (2020) thế hệ Z trên tồn cầu có mức độ nhận thức cao hơn Millennials và họ có tỷ lệ chấp nhận đổi mới cơng nghệ tài chính cao nhất. Shwu-Shing và các cộng sự (2019) chỉ ra rằng trong độ tuổi từ 26 đến 45 có ý định sử dụng FinTech nhiều nhất, tiếp theo là từ 18 đến 25 và trên 55 tuổi.
Giả thuyết H5: Có mối quan hệ giữa tuổi của khách hàng và khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính.
2.4.2.5 Tuổi bình phương
Biến độc lập tuổi bình phương của khách hàng thể hiện sự tương quan của khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính với tuổi của người được hỏi sau một khoảng thời gian. Theo Shwu-Shing và các cộng sự (2019), những người từ 46 đến 55 tuổi có ít nhất ý định áp dụng FinTech. Chúng ta có thể mong đợi sự hiểu biết về tài chính sẽ
tăng lên theo độ tuổi, khi mọi người trở nên hiểu biết hơn, thái độ và hành vi của họ sẽ thay đổi theo. Atkinson và Messy (2012) đề xuất hai yếu tố trung gian có thể giảm hiểu biết về tài chính của những người lớn tuổi:
Thứ nhất, có khả năng có một hiệu ứng thuần tập tác động đến người tiêu dùng lớn tuổi. Người lớn tuổi, với kinh nghiệm của một thị trường tài chính rất khác có thể khó theo kịp tốc độ thay đổi nhanh chóng của thị trường tài chính, bao gồm cả sự ra đời của các công nghệ.
Thứ hai, suy giảm nhận thức có thể làm giảm mức độ mà những người tiêu dùng lâu đời nhất có thể giữ chân và áp dụng kiến thức tài chính.
Giả thuyết H6: Có mối quan hệ giữa tuổi bình phương của khách hàng và khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính.
2.4.2.6. Giới tính của người sử dụng
Nam giới có xu hướng tiếp thu kiến thức tài chính dễ dàng hơn nữ giới (Atkinson và Messy, 2012). Tuy nhiên Bucher-Koenen và Lusardi (2011) đã chỉ ra rằng khơng có sự khác biệt rõ ràng giữa nam và nữ khi cùng đo lường về dân trí tài chính. Một bài báo trên Financial Times gần đây đã tiết lộ rằng Uphold - một nền tảng để di chuyển, chuyển đổi và nắm giữ tiền điện tử, thực hiện kiểm tra lý lịch đối với người dùng đã lưu ý rằng 75% người dùng của nó là nam giới (Deloitte). Trong khi Coin Dance, một công ty theo dõi và cung cấp số liệu thống kê về người dùng bitcoin, thường xuyên theo dõi sự cân bằng giới tính của cộng đồng bitcoin, lưu ý rằng nữ giới chỉ chiếm 5,7% số nhà đầu tư. (Deloitte)
Giả thuyết H7: Có mối quan hệ giữa giới tính của người sử dụng và khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính.
2.4.2.7. Yếu tố ảnh hưởng đến việc người được phỏng vấn không mở tài khoản đáng giá thông qua sự thiếu tin tưởng của khách hàng, khoảng cách của khách hàng quá xa các tổ chức tài chính, giá cả mở tài khoản và thiếu tài liệu hướng dẫn về việc mở tài khoản
2.4.2.7.1 Tác động của sự thiếu tin tưởng từ khách hàng
Thiếu tin tưởng là sự không chắc chắn, nghi ngờ về quyết định hay giả thuyết của một cá nhân hay tổ chức. Sự thiếu tin tưởng có thể xuất phát từ những quyết định sai lầm gây ra những rủi ro khơng đáng có, đặc biệt người Việt Nam khá nhạy cảm với các vấn đề liên quan tới tài chính vì thế họ thường đặt một sự cảnh giác cao độ khi đặt
niềm tin vào các dịch vụ tài chính. Một điều đáng ngạc nhiên là sự tin tưởng của Millennials và Gen Z vào các tổ chức ngân hàng 86% Millennials tin tưởng mạnh mẽ vào ngân hàng của họ và 82% ở thế hệ Z mặc dù cả hai thế hệ đều đồng ý rằng ba các yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy họ từ bỏ sử dụng dịch vụ ngân hàng và lựa chọn các dịch vụ tài chính FinTech bao gồm: dịch vụ tốt hơn, dễ sử dụng và tốc độ của dịch vụ theo Mohannad và các cộng sự (2020). Vì vậy việc tạo dựng niềm tin cho khách hàng khi áp dụng cơng nghệ tài chính FinTech là một yếu tố tất yếu.
Giả thuyết H8: Có mối quan hệ âm (ngược chiều) giữa sự thiếu tin tưởng của khách hàng và khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính.
2.4.2.7.2 Khoảng cách của khách hàng quá xa các tổ chức tài chính
Mặc dù số lượng các tổ chức tài chính tại Việt Nam là vơ cùng lớn cùng với việc sở hữu một lượng lớn các thiết bị ATM, POS/EFTPOS/EDC tuy nhiên chúng tập trung chủ yếu ở các khu vực đơ thị, thành phố. Theo Nguyễn Ánh Việt, tính trung bình, ở khu vực thành thị, 90% người dân chỉ mất khoảng 15 phút để đến các điểm cung ứng dịch vụ tài chính gần nhất nhưng tỷ lệ này tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa thấp hơn nhiều (chưa đạt 40%). Khoảng cách về địa lý khiến cho một số khách hàng đã đăng ký dịch vụ tài chính lại sử dụng khơng thường xun hoặc không sử dụng như những người khác, đồng thời dẫn đến sự ái ngại của khách hàng đối với việc sử dụng các dịch vụ tài chính hay áp dụng cơng nghệ tài chính.
Giả thuyết H9: Có mối quan hệ âm (ngược chiều) giữa việc khoảng cách của khách hàng ở quá xa các tổ chức tài chính và khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính.
2.4.2.7.3 Giá cả mở tài khoản
Giá cả mở tài khoản bao gồm chi phí sở hữu tài khoản - thường ở mức 0 đồng để khuyến khích nhu cầu sở hữu tài khoản của khách hàng và chi phí đi kèm - là rào cản chủ yếu giữa khách hàng với khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính. Các loại phí phát sinh như phí chuyển tiền, phí rút tiền, phí in sao kê, ... khiến việc sở hữu một tài khoản ngân hàng trở nên tốn kém hơn, ngay cả khi khơng sử dụng dịch vụ giao dịch thì các phí cố định như phí duy trì tài khoản, phí thường niên, phí quản lý tài khoản ngân hàng cũng khiến các chủ tài khoản phải đau đầu. Kleijnen và các cộng sự (2004); Luarn và Lin (2005) đều chỉ ra rằng chi phí có tác động tiêu cực đến thái độ sử dụng dịch vụ tài chính của mỗi cá nhân. Kết quả trên đều tương tự với các nghiên cứu của Cham, Ng, Lim, và Cheng (2018); Kuo và Yen (2009).
Giả thuyết H10: Có mối quan hệ âm (ngược chiều) giữa việc giá cả mở tài khoản quá đắt và khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính.
2.4.2.7.4 Thiếu tài liệu hướng dẫn về việc mở tài khoản
Thủ tục mở tài khoản ngày càng được tối ưu hóa trong việc giản lược các bước rườm rà không cần thiết, tinh gọn lại thành những bước thiết yếu cơ bản và quan trọng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, việc tìm tài liệu hướng dẫn còn hạn chế đặc biệt là dân cư ở các vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng xa khơng có điều kiện thuận lợi để được hướng dẫn trực tiếp từ các tổ chức tài chính, việc sử dụng các phần mềm tra cứu cũng cịn hạn chế do chưa biết cách tìm kiếm đúng từ khóa. Bản thân tài liệu hướng dẫn cịn nhiều bất cập, thiên về hình thức hóa khơng vào thẳng vấn đề chính gây khó hiểu cho người đọc.
Giả thuyết H11: Có mối quan hệ âm (ngược chiều) giữa thiếu tài liệu hướng dẫn về việc mở tài khoản và khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính.
Hình 2.6. Mơ hình lí thuyết xác định ccác yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính của khách hàng tại Việt Nam
Nguồn: Nhóm tác giả (2021)
Mơ hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính nói chung do nhóm tác giả đề xuất
Khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính qua di động là hình thức phổ biến và phát triển mạnh nhất với bằng chứng là thanh toán điện tử chiếm tới 31 % trong 123 cơng
ty Startups năm 2020. Trong đó, ví điện tử là hình thức áp dụng FinTech qua di động phổ biến nhất, 5 ứng dụng ví điện tử được ưa chuộng và cũng thuộc về 5 cơng ty FinTech có tốc độ phát triển nhanh nhất là Momo, Payoo, Moca mobile payment, Zalo Pay, Viettel Pay (trích Vietnam FinTech Report 2020).
Có thể nói, sở dĩ sự áp dụng FinTech qua di động phát triển mạnh mẽ bởi các yếu tố sau: Sự chấp nhận áp dụng FinTech của khách hàng đang ngày càng phát triển như hệ quả tất yếu của trào lưu áp dụng thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0