CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.6. Qui trình nghiên cứu
2.2.6.1.Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật
- Khám BN trước mổ, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá chức năng tuần hồn, hơ hấp, gan, thận, đông máu trên cơ sở khám lâm sàng và các kết quả xét nghiệm.
- Bệnh nhân trong nhóm PLMĐTT đồng ý tự nguyện được áp dụng phương pháp PLMĐTT trước phẫu thuật
- Loại những BN không đủ tiêu chuẩn của nghiên cứu.
2.2.6.2. Trình tự các bước tiến hành
* Khi BN lên phòng mổ, lắp hệ thống theo dõi liên tục điện tim tại đạo trình D2 và V5, đo HAĐM, theo dõi SpO2. Cho BN thở oxy 3 lít/phút.
- Đặt catheter số 16G vào tĩnh mạch nền ở một bên tay của BN để truyền dịch trong PLMĐTT và trong phẫu thuật.
- Tiêm tĩnh mạch midazolam liều 0,04 mg/kg.
- Đặt catheter số 20G vào động mạch quay theo dõi HAĐM liên tục. - Đặt catheter vào tĩnh mạch dưới đòn theo dõi ALTMTT.
- Đặt thông bàng quang theo dõi số lượng nước tiểu.
* Trong nhóm PLMĐTT, trước khi vô cảm phẫu thuật, tiến hành lấy máu và truyền dịch thay thế thể tích máu:
- Thể tích máu lấy tính bằng 15ml trên 1kg thể trọng của BN. Tuỳ thuộc vào khối lượng máu dự tính lấy ra để sử dụng loại túi có thể tích chứa phù hợp, thể tích máu lấy ra cho phép cộng trừ 10% so với thể tích chứa của túi. Cài đặt thể tích máu dự định lấy ra trên máy cân - lắc T-RAC.
- Kỹ thuật viên của Khoa Truyền máu tiến hành lấy máu từ tĩnh mạch nền ở cẳng bên tay đối diện với tay đặt kim truyền dịch.
- Khi máu chảy vào túi chứa máu thì máy cân - lắc bắt đầu hoạt động. Tốc độ máu chảy ra và thể tích máu chứa trong túi được hiển thị trên màn hình theo dõi của máy cân - lắc.
- Truyền thay thế thể tích máu bằng dung dịch hemohes 6%, điều chỉnh thể tích dịch truyền vào tương đương với thể tích máu đã lấy ra để đảm bảo đẳng thể tích khi pha lỗng máu, nghĩa là thể tích dịch truyền vào bằng thể tích máu lấy ra.
- Dừng lấy máu khi xuất hiện các triệu chứng bất thường trên lâm sàng, thay đổi huyết động hoặc trên điện tim. Xử trí theo từng tình huống cụ thể.
- Khi đã lấy đủ thể tích máu cài đặt ban đầu, máy có tín hiệu báo bằng âm thanh và đèn nhấp nháy.
- Dùng pince kẹp dây máu cho máu ngừng chảy vào túi đồng thời dừng truyền dịch thay thế, thả garo, rút kim lấy máu ra khỏi tĩnh mạch, dùng kìm vuốt cho máu trong dây vào hết túi máu và lắc nhẹ để phần máu trong dây được hồ với chất chống đơng.
- Trên túi máu ghi rõ họ tên, tuổi BN, số bệnh án, ngày giờ lấy máu, thể tích máu, thứ tự của túi máu lấy ra, ghi chú “chỉ dùng cho truyền máu tự thân”. - Túi máu tự thân lấy ra được để trong phòng mổ ở nhiệt độ 20oC, thời gian
tối đa không quá 6 giờ [64].
* Vô cảm cho phẫu thuật: gây tê tủy sống.
- Trước khi gây tê tuỷ sống, truyền dung dịch natri clorid 0,9% với thể tích 10ml/kg thể trọng BN.
- Bệnh nhân nằm nghiêng 90o. Vị trí gây tê tại khe liên đốt sống thắt lưng 3 và 4 (L3-4). Sử dụng kim gây tê tủy sống số 25G, đi theo đường giữa cột sống.
- Thuốc tê: marcain 0,5% loại tỷ trọng cao, liều 0,18 mg cho 1kg thể trọng BN, phối hợp với 30 mcg fentanyl.
- Trong nhóm PLMĐTT: sau khi PLMĐTT 15 phút mới tiến hành gây tê tủy sống.
* Tư thế BN trong mổ: sau gây tê tủy sống 20 phút mới chuyển tư thế BN để phẫu thuật. Bệnh nhân nằm nghiêng 90°, đặt gối giữa hai chân, đặt giá đỡ tỳ vào mông và giá đỡ tỳ vào xương mu của BN để cố định chắc vùng khung chậu.
* Các BN trong nghiên cứu đều do cùng một kíp mổ tiến hành phẫu thuật. Đường mổ vào khớp theo đường kinh điển (đường Hardinge).
* Trong mổ truyền dung dịch natri clorid 0,9% và ringer lactat để duy trì ổn định ALTMTT của BN.
* Chỉ định truyền máu toàn phần đồng loại: - Trong mổ: khi Hb < 80 g/L. - Sau mổ: khi Hb < 100 g/L.
Ở nhóm PLMĐTT, truyền máu tự thân cho BN khi kết thúc phẫu thuật, hoặc trong mổ khi Hb dưới 80 g/L, theo thứ tự túi máu lấy ra sau thì truyền trước và truyền hết khối lượng máu đã lấy. Sau mổ, khi đã truyền hết máu tự thân mà Hb dưới 100 g/L thì chỉ định truyền thêm máu toàn phần đồng loại, mỗi lần truyền 500ml sau đó xét nghiệm kiểm tra lại Hb.
* Sau mổ, BN được theo dõi tại phòng hồi tỉnh 6 giờ.