Thực trạng đổi mới tổ chức của HĐND cấp xã ở huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của HĐND cấp xã ở huyện thanh trì, thành phố hà nội hiện nay (Trang 44 - 51)

huyện Thanh Trì.

Hiện nay huyện Thanh Trì có 15 xã và 01 thị trấn. Thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây bộ máy

chính quyền và HĐND xã ở Thanh Trì liên tục được đổi mới, tổ chức lại nhiều lần cho phù hợp với sự thay đổi của Hiến pháp, Luật tổ chức HĐND và UBND và các văn bản pháp luật khác của Nhà nước.

Theo luật bầu cử đại biểu HĐND hiện hành thì số đại biểu HĐND cấp xã được ấn định như sau: Xã, thị trấn miền xi có từ bốn nghìn người trở xuống được bầu 25 đại biểu, có trên 4000 người thì cứ thêm 2000 người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu.

Huyện Thanh Trì với số dân khoảng 200 nghìn người, được phân bổ khá đều trong toàn huyện, các xã ở huyện Thanh Trì có từ trên 7.000 dân trở lên. Theo quy định của pháp luật bầu cử hiện hành với nguyên tắc: cơ cấu, thành phần của HĐND xã phải bảo đảm có các đại biểu đại diện cho tất cả các ngành, các giới, các đồn thể quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, những người trực tiếp tham gia lao động sản xuất, các dân tộc thiểu số, các tơn giáo ở địa phương. HĐND phải thể hiện tính mặt trận của cơ quan dân cử ở xã, nó vừa đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương vừa phản ánh tính dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. “Việc bầu cử đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thơng bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” [40, tr.8].

Trên tinh thần đó, nhiệm kỳ 2004 - 2011, cử tri các xã ở huyện Thanh Trì đã bầu được 431 đại biểu, nhiệm kỳ 2011 - 2016 bầu được 455 đại biểu về cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và đúng với Hiến Pháp và pháp luật, trong đó:

Bảng 2.1: Cơ cấu, số lượng đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Thanh Trì nhiệm kỳ 2004 - 2011 và nhiệm kỳ 2011 - 2016 Nhiệm kỳ Số lượng Nữ Dâ n tộc Tơn giáo Tái cử Chun trách mặt trận, đồn thể Ngồi đảng 2004 - 2011 431 111 0 3 200 64 115 25,75% 0 0,70% 46,40 % 14,85% 26,68 % 2011 - 2016 455 126 0 3 204 70 87 27,69% 0 0,66% 44,84 % 15,38% 19,12 %

(Nguồn: Hội đồng nhân dân huyện Thanh Trì)

Nhìn vào bảng cơ cấu, số lượng đại biểu HĐND cấp xã là nữ nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã tăng lên so với nhiệm kỳ 2004 - 2011, tuy nhiêm tỷ lệ đại biểu HĐND không phải là đảng viên lại giảm từ 26,68% xuống 19,12%.

+ Về độ tuổi:

Bảng 2.2: Đội tuổi đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Thanh Trì nhiệm kỳ 2004 - 2011 và nhiệm kỳ 2011 - 2016

Nhiệm kỳ Số lượng Dưới 35 Từ 35 - 50 Từ 50 - 60 Trên 60

2004 - 2011 431 72 218 126 15

16,71% 50,58% 29,23% 3,48%

2011 - 2016 455 90 194 140 31

19,78% 42,64% 30,77% 6,81%

(Nguồn: Hội đồng nhân dân huyện Thanh Trì)

Nhìn vào cơ cấu độ tuổi như trên ta có thể thấy được cơ cấu độ tuổi trung bình của đại biểu HĐND xã là khá cao, đặc biệt số lượng đại biểu là người trẻ tuổi cịn ít, chỉ chiếm 16,71% (nhiệm kỳ 2004 - 2011), 19,78%

(nhiệm kỳ 2011 - 2016) trong khi đó trung bình của cả nước là 21,5%; độ tuổi trên 60 tăng từ 3,485 lên 6,81%..

Với việc pháp luật bầu cử đại biểu HĐND hiện nay ấn định số lượng đại biểu căn cứ vào số dân ở xã, với số đại biểu được bầu tối đa ở các xã, thị trấn miền xuôi là 35 đại biểu, nhiều hơn so với trước đây (Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 1994) là 25 đại biểu.

Như vậy về cơ bản cơ cấu đại biểu HĐND ở huyện Thanh Trì đã đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên một vấn đề trong cơ cấu đại biểu HĐND xã hiện nay ở huyện Thanh Trì vẫn còn thực trạng là số lượng đại biểu là cán bộ chuyên trách ở chính quyền xã chiếm số lượng rất lớn so với số đại biểu là người dân. Đặc biệt là những đại biểu được tái cử. Có nhiều trường hợp trước khi là đại biểu HĐND chỉ là những người dân bình thường khơng phải là cán bộ đương chức ở xã, nhưng khi vào HĐND chỉ sau một thời gian ngắn đã được cơ cấu vào làm cán bộ chuyên trách trong bộ máy chính quyền xã, điều này đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến tính đại diện cho nhân dân của đại biểu HĐND xã, làm cho khả năng thực thi quyền lực của nhân dân của đại biểu bị chi phối bởi các nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước và bởi vị trí của chính người đại biểu đó.

Cũng về vấn đề cơ cấu, theo pháp luật bầu cử hiện nay thì khi hiệp thương để lựa chọn đại biểu vừa phải căn cứ vào tiêu chuẩn vừa phải đảm bảo về cơ cấu như (về giới tính, thành phần, dân tộc, tơn giáo, ngành nghề …) Theo điều 33 của Luật bầu cử đại biểu HĐND hiện hành thì “Thường trực HĐND cấp xã điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố ở địa phương được giới thiệu ứng cử người tự ứng cử đại biểu HĐND cấp mình” cho phối hợp với tình hình cụ thể của địa phương và đúng theo các ngun tắc của pháp luật.

Chính vì lý do phải coi trọng cơ cấu, thành phần đại biểu nên nhiều khi người ta thường không chú ý đến chất lượng của đại biểu, cho nên chất lượng của đại biểu còn nhiều hạn chế, điều đó sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND.

+ Về trình độ học vấn:

Bảng 2.3: Trình độ văn hóa, chun mơn của đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Thanh Trì nhiệm kỳ 2004 - 2011 và nhiệm kỳ 2011 - 2016

Nhiệm kỳ

Số lượn

g

Trình độ văn hóa Trình độ chun mơn Tiểu học THCS THPT Trung cấp Cao đẳng Đại học Sa u đại học 2004-2011 431 4 93 334 83 18 86 0,93% 21,58 % 77,49 % 19,26 % 4,18% 19,95 % 2011-2016 455 0 84 371 54 10 183 0 18,46 % 81,54 % 11,87% 2,20% 40,22 %

(Nguồn: Hội đồng nhân dân huyện Thanh Trì)

+ Về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước:

Bảng 2.4: Trình độ chính trị, quản lý nhà nước của đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Thanh Trì nhiệm kỳ 2004 - 2011 và nhiệm kỳ 2011 - 2016

Nhiệm kỳ Số lượng

Trình độ chính trị Trình độ quản lý nhà nước Trung

cấp Cao cấp Trung cấp Cao cấp

2004 - 2011 431 118 8 116

27,37% 72,63% 26,91%

2011 - 2016 455 147 16 156

32,31% 67,69% 34,29%

Từ bảng 2.4 và 2.5 cho thấy, nhiệm kỳ 2011 - 2016 chất lượng đại biểu được nâng lên so với nhiệm kỳ 2004 - 2011, đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, uy tín, phẩm chất đạo đức, chính trị và đã đáp ứng được cơ bản yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân cũng như yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Tuy vậy so với mặt bằng dân trí và chỉ số phát triển con người như ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội hiện nay và so với tiêu chuẩn của đại biểu HĐND được quy định tại Điều 3 của Luật bầu cử đại biểu HĐND thì có thể thấy rằng chất lượng của đại biểu HĐND ở huyện Thanh Trì hiện nay vẫn cịn nhiều bất cập. Đặc biệt là đối với yêu cầu của quá trình cải cách bộ máy nhà nước hiện nay.

Đối với cơ cấu tổ chức của Thường trực HĐND xã, trên tinh thần của Luật tổ chức HĐND và UBND, các Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND xã hiện nay ở Thanh Trì được bố trí khá hợp lý.

+ Về cơ cấu Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND:

Bảng 2.5: Số liệu cơ cấu, tổ chức Thường trực HĐND cấp xã ở huyện Thanh Trì nhiệm kỳ 2004 - 2011 và nhiệm kỳ 2011 - 2016

Nhiệm kỳ Chức vụ 2004 - 2011 2011 - 2016 Chủ tịch Phó Chủ tịch Chủ tịch Phó Chủ tịch Tổng số 16 16 16 16 Bí thư 12 10 Phó Bí thư 2 2

Ủy viên Thường

vụ 2 4 2

Cấp ủy 16 14

Chuyên trách 4 16 6 16

Từ kết quả điều tra ở bảng 2.5 cho thấy: Chủ tịch HĐND cấp xã chủ yếu do Bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm (nhiệm kỳ 2004 -2011 chiếm 75%, nhiệm kỳ 2011 - 2016 chiếm 62,5%) nên đã tăng cường được vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND. Phó Chủ tịch HĐND cấp xã đều trong cấp ủy và hoạt động chuyên trách vì vậy đã giúp cho hoạt động của Thường trực tốt hơn. Tuy nhiên, nhiệm kỳ 2011 - 2014 có một số đồng chí đã sắp đến tuổi nghỉ hưu, do đó được bố trí làm Chủ tịch HĐND để chờ chế độ hoặc chờ để bố trí người khác lên trong khi Đại hội Đảng bộ cơ sở kết thúc.

Về trình độ: khảo sát trình độ chun mơn của đội ngũ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã cho thấy:

Bảng 2.6: Về chuyên môn của Thường trực HĐND cấp xã ở huyện Thanh Trì nhiệm kỳ 2004 - 2011 và nhiệm kỳ 2011 - 2016

Nhiệm kỳ Chức vụ Tổng số Trình độ chuyên môn Đại học Cao đẳng Trung cấp không 2004 - 2011 Chủ tịch 16 9 0 5 2 Phó Chủ tịch 16 2 2 6 6 2004 - 2011 Chủ tịch 16 16 0 0 0 Phó Chủ tịch 16 8 0 6 2

(Nguồn: Hội đồng nhân dân huyện Thanh Trì)

Qua các số liệu trên cho thấy, trình độ chun mơn của Thường trực HĐND cấp xã cịn đã được đào tạo; nhiệm kỳ 2004 - 2011, Chủ tịch HĐND xã có trình độ đại học chiếm 56,25%, cịn lại chỉ có trình độ trung cấp hoặc chưa được đào tạo chuyên môn. Đến nhiệm kỳ 2011 - 2016, Chủ tịch HĐND đã được đào tạo chun mơn có trình độ đại học chiếm 100%. Tuy nhiên cịn có một số xã, Phó Chủ tịch HĐND chỉ có trình độ chun mơn chưa cao hoặc chưa được đào tạo đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của

Thường trực HĐND trong quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của HĐND cấp xã ở huyện thanh trì, thành phố hà nội hiện nay (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w