2.2. Kết quả khảo sát
2.2.2. Thực trạng phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho SV trong ĐTTC
2.2.2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển KN lập KHHT và sự cần thiết rèn luyện KN theo quy trình phát triển KN lập KHHT
a. Nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển KN lập KHHT cho SV
Chúng tôi đã làm khảo sát (lần 2) để tìm hiểu nhận thức của GV và SV về tầm quan trọng của việc phát triển KN lập KHHT cho SV. Do số lượng các đối tượng khảo sát khác nhau, nên chúng tơi tính theo tỷ lệ %.
Bảng 2.8. Nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển KN lập KHHT cho SV GV n= 42; SV n=762 Mức độ Rất cần (3) Cần (2) Khơng thật cần, cần ít (1) Không cần (0) Cơ sở đào tạo Khách thể khảo sát SL SL % SL % SL % SL % GV 22 17 77,3 05 22,7 - - Năm thứ 1 94 16 17,0 56 59,6 11 11,7 11 11,7 Trường ĐHGD - ĐHQG HN SV Năm thứ 3 107 38 35,6 47 43,9 13 12,1 09 8,4 GV 20 05 25,0 11 55,0 04 20,0 - - Năm thứ 1 157 22 14,0 75 47,8 31 19,8 29 18,4 Trường ĐHSP- ĐHTN SV Năm thứ 3 148 18 12,1 53 35,8 55 37,2 22 14,9 GV 42 22 51,1 16 38,8 04 10 0 0 Chung SV 506 94 19,6 231 46,7 110 20,2 71 13,5
Các số liệu thể hiện trên biểu đồ sau:
51.1 19.6 19.6 38.9 46.7 10 20.2 0 13.5 0 10 20 30 40 50 60 Rất cần Cần Không thật cần Không cần Giảng viên Sinh viên (%)
Hình 2.1. Biểu đồ đánh giá của GV và SV về tầm quan trọng của việc việc phát
Về phía GV
- Đa số GV nhận thức việc phát triển KN lập KHHT cho SV là rất cần và
cần thiết: có 80% GV trường ĐHSP - ĐHTN và 100% GV ĐHGD- ĐHQGHN. Tuy nhiên, vẫn có 20% GV cho rằng mức độ “không thật cần thiết”. Đáng chú ý là trong khi 77,3% GV của ĐHGD - ĐHQGHN cho là “rất cần”, thì chỉ có 25% GV ĐHSP - ĐHTN đồng ý mức này.
Có thể lúc chúng tôi khảo sát đang là thời điểm “nóng” của trường ĐHGD – ĐHQGHN. Khi trường đang quyết liệt thực hiện chủ trương cho SV đăng ký học theo lớp - môn học qua “cổng điện tử”. Do đó, SV đang rất lúng túng, hỏi nhiều và GV phải tư vấn, chỉ dẫn cho họ rất nhiều lần. Trong khi đó, ở ĐHSP – ĐHTN việc bố trí lớp học chủ yếu vẫn theo “lớp SV”, tức là vẫn sắp xếp lớp học (thời khóa biểu) theo kiểu niên chế, SV không thấy rõ áp lực của lập KHHT, nếu họ khơng có nhu cầu “học vượt”.
- Chúng tôi đã trao đổi trực tiếp với một số GV của ĐHGD - ĐHQGHN về vấn đề này và được giải thích là: Hàng năm, dịp đầu tháng 10, sau khi nhập học 2 tuần, SV năm thứ nhất phải đăng ký KHHT tồn khóa và KHHT năm thứ nhất. Thời gian đăng ký chỉ trong 4 ngày (từ 16 - 19/10/ 2011). Cùng lúc đó, SV các khóa trước cũng phải đăng ký KHHT của năm học mới, hoặc đăng ký học lại và học “cải thiện điểm”, bổ xung các môn thiếu điểm... Một số SV không biết lập KHHT sẽ khơng tìm được lớp, hoặc khơng xác định số lượng TC học tập mỗi năm, mỗi học kỳ thì số lượng TC phải tích lũy sẽ khơng được phân phối hợp lý cho từng học kỳ, dễ dẫn đến dồn lại các năm sau, hoặc đăng ký quá nhiều môn học, sẽ chồng chéo thời gian học giữa môn này với mơn khác…; Trong khi đó, căn cứ số lượng SV đăng ký (và số TC của SV) PĐT nhà trường mới bố trí đúng số lớp học và số GV cần thiết… Vì thế, đa số GV cho rằng cần nhà trường, khoa đào tạo tổ chức các tác động trợ giúp SV, để họ được rèn luyện KN lập KHHT, đồng thời nhờ đó nhà trường mới sắp xếp KH đào tạo cho từng năm học.
Về phía SV
- Tuy phần lớn SV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển KN lập KHHT trong ĐTTC, song tỷ lệ chung chỉ là 66,3%. Tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với nhận thức của GV.
- Vẫn còn 1/3 số SV cho rằng khơng thật cần, thậm chí có 12,9% SV cho rằng khơng cần có KHHT. Có lẽ số SV chỉ cần học theo thời khóa biểu chung là đủ, hoặc thực sự họ chưa hiểu đầy đủ về KHHT trong ĐTTC(xem Bảng 2.7).
- Có sự khác biệt khá lớn giữa đánh giá của SV 2 trường ĐH. Trong khi tỷ lệ rất cao, tới 76,6% SV năm thứ nhất và 79,4% SV năm thứ 2 của ĐHGD cho rằng cần và rất cần KHHT, thì ở ĐHSP - ĐHTN thấp hơn đáng kể (tương ứng là 61,8% và 47,9%). Đáng chú ý là SV năm thứ 2 của ĐHSP - ĐHTN lại đánh giá thấp hơn SV năm thứ 2. Nguyên nhân phải chăng như đã nói ở trên: là do cách thức chuyển đổi ĐTTC ở ĐHSP - ĐHTN khác với ĐHGD, nên ở ĐHSP – ĐHTN khơng địi hỏi việc lập KHHT gay gắt như ở trường ĐHGD. Mặt khác, có thể do SV năm thứ 3 (khóa K44) đã quen với học theo ĐTTC nhưng vẫn theo thời khóa biểu chung tồn lớp như trong phương thức niên chế…
- Trao đổi trực tiếp với một số SV về vấn đề có cần thiết phải rèn luyện
KN lập KHHT cho SV không. Kết quả thu được là đa số SV đều cho rằng rất cần
thiết rèn luyện KN lập KHHT. Ví dụ, SV Nguyễn Văn H, lớp Sư phạm Toán K54, ĐHGD - ĐHQGHN, học lực khá cho rằng: “Nếu SV không biết tự lập KHHT cho bản thân mình, thì khơng thể xác định được rõ mục tiêu cần phải đạt tới là gì, với NL của mình thì cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đó? Khơng có KHHT, người học sẽ khơng có thời gian biểu cho các hoạt động của mình, khơng có được các điểm tựa để nỗ lực và cố gắng hết mình đạt được các mục tiêu học tập”.
Như vậy, đa số GV và SV đều nhận thức được đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa,
tầm quan trọng của việc tổ chức hình KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC. Tuy nhiên, về vai trò của việc cần tổ chức tập luyện cho SV thì chính SV lại chưa
nhận thức đầy đủ; Mặt khác, các con số khác nhau cũng cho thấy: Việc chuyển
đổi ĐTTC ở các trường ĐH khác nhau khá xa, do đó nhu cầu của SV, cũng như mức độ nhận thức của họ về sự cần thiết của phát triển KN lập KHHT cũng khác nhau và phụ thuộc rất lớn vào môi trường ĐTTC của từng nhà trường.
b. Nhận thức về sự cần thiết phát triển KN lập KHHT theo quy trình
Hình 2.2. Biểu đồ nhận thức về sự cần thiết phát triển KN lập KHHT
cho SV theo quy trình
Số liệu ở Hình trên cho thấy:
Đa số GV cho rằng phát triển KN lập KHHT cho SV cần thiết theo một quy trình chặt chẽ và hợp lý (77,8%). Điều này chứng tỏ họ đã nhận thức đúng tầm quan trọng của quy trình rèn luyện trong việc phát triển KN lập KHHT cho SV.
Tuy nhiên, có 22,2% GV cho rằng việc phát triển KN lập KHHT ít cần thiết phải theo quy trình. Theo họ, mỗi dạng luyện tập, mỗi KN luyện tập theo các cách khác nhau. Vì vậy, khơng nhất thiết phải có một quy trình phát triển KN lập KHHT mà tùy thuộc vào kinh nghiệm của GV để tổ chức một cách phù hợp. Sự nhận thức này cịn chưa phù hợp, vì nếu chúng ta rèn luyện KN cho SV theo kiểu đó chỉ là đi theo lối bắt chước những kinh nghiệm rời rạc, thiếu tính hệ thống, tính kế thừa do phải phụ thuộc vào từng tình huống. SV khó có được tính linh hoạt, sáng tạo trong luyện tập.
Đối với SV, có 65,2% SV trong mẫu khảo sát nhận thức được sự cần thiết phải theo quy trình, có 13% SV cho rằng khơng cần thiết.
Trao đổi trực tiếp với một số SV về vấn đề sự cần thiết phải phát triển KN lập KHHT theo quy trình thì hầu hết SV đều cho rằng: Nếu được luyện tập các KN theo các bước chặt chẽ thì tốc độ thành thạo KN sẽ nhanh hơn và mức độ của các thao tác cũng tăng lên. Do vậy, họ cần được luyện tập, phát triển theo quy trình.
Một số khác cho rằng: lập KHHT khơng cần, hoặc ít cần thiết phải theo một quy trình mà GV hướng dẫn, họ chỉ cần nắm chắc lý thuyết cũng có thể tự thực hiện được bài tập thực hành. Điều này chứng tỏ còn nhiều SV chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc luyện tập các KN theo quy trình chuẩn hóa thao tác, được tổ chức chặt chẽ, khoa học.
2.2.2.2. Nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện các cơng việc trong quy trình phát triển KN lập KHHT
Để đánh giá giá mức độ nhận thức sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện các công việc của GV trong quy trình phát triển KN lập KHHT cho SV, chúng tôi đưa ra các mức độ để SV lựa chọn: Cần thiết (ứng với 3 điểm), Bình thường (ứng với 2 điểm), Ít cần thiết (ứng với 1 điểm); Tốt (ứng với 3 điểm); Bình thường (ứng với 2 điểm); Chưa tốt: (ứng với 1 điểm).
Để xác định thang đo, chúng tơi tính điểm chênh lệch của thang đo như sau: (Điểm tối đa – Điểm tối thiểu) chia cho số mức độ. Kết quả như sau: (3 - 1) : 5 = 0,4.
+ Các mức độ thang đo nhận thức sự cần thiết các công việc của GV trong
quy trình phát triển KN lập KHHT cho SV là: Cần thiết ở mức thức thấp (1 ≤ X< 1,4); Cần thiết ở mức tương đối thấp (1,4 ≤ X< 1,8); Cần thiết ở mức trung bình (1,8 ≤ X< 2,2); Cần thiết ở mức tương đối cao (2,2 ≤ X< 2,6); Cần thiết ở mức cao (2,6 ≤ X< 3).
+ Thang đo mức độ thực hiện các công việc của GV trong quy trình phát triển KN lập KHHT cho SV là: Mức độ kém (1 ≤ X< 1,4); Mức độ thấp (1,4 ≤ X< 1,8); Mức độ trung bình (1,8 ≤ X< 2,2); Mức độ khá (2,2 ≤ X< 2,6); Mức độ tốt (2,6 ≤ X< 3). Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.9. Kết quả mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các công việc của GV và SV (theo lát cắt nhóm khách thể)
Nhóm khách thể
SV GV
Chung
MĐCT MĐTH MĐCT MĐTH MĐCT MĐTH
Stt Các cơng việc trong quy trình
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1
Giới thiệu cho SV về mục đích, ý nghĩa của việc lập KHHT trong ĐTTC
2,45 0,46 2,08 0,51 2,53 0,54 2,12 0,54 2,49 0,52 2,10 0,53
2 Giới thiệu mẫu chung về KHHT
trong ĐTTC 2,64 0,42 1,66 0,54 2,72 0,48 1,78 0,58 2,68 0,49 1,72 0,56 3 Hướng dẫn SV các bước lập
KHHT theo mẫu 2,67 0,41 1,51 0,56 2,77 0,45 1,58 0,61 2,72 0,46 1,55 0,57 4 Luyện tập - SV tự lập KHHT của
bản thân 2,65 0,42 1,47 0,55 2,85 0,45 1,59 0,58 2,75 0,44 1,53 0,57 5 Theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra SV
thực hiện KH đã lập 2,48 0,46 1,58 0,61 2,54 0,58 1,62 0,55 2,51 0,54 1,60 0,58 6 Giúp SV tự rút kinh nghiệm, tự
điều chỉnh KHHT hiệu quả 2,46 0,47 1,43 0,51 2,50 0,47 1,57 0,55 2,48 0,48 1,50 0,53
Chung 2,56 1,62 2,65 1,71 2,61 1,67
Ghi chú: Điểm thấp nhất =1, điểm cao nhất =3, ĐTB càng cao thể hiện mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các công việc trong quy trình càng cao
Nhận xét:
a. Xét theo mẫu tổng
Nhận thức mức độ cần thiết của các cơng việc trong quy trình
Nhìn vào Bảng 2.10, ta thấy: Nhận thức mức độ cần thiết của các khách thể ở mức cao (với X = 2,61). Điều này có nghĩa là các cơng việc của GV trong quy trình phát triển KN lập KHHT cho SV là rất cần thiết.
Nhận thức mức độ cần thiết của các khách thể về các cơng việc trong quy trình có sự khác nhau theo thứ tự sau: Ở mức cao nhất là công việc Luyện tập - SV tự lập KHHT của bản thân (với X = 2,75); Thứ nhì là Hướng dẫn SV các bước lập KHHT theo mẫu (với X = 2,72); Thứ ba là Giới thiệu mẫu chung về
KHHT trong ĐTTC (với X = 2,68); Thứ tư là Theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra SV
thực hiện KH đã lập (với X = 2,51); Thứ năm là Giới thiệu cho SV về mục đích,
ý nghĩa của việc lập KHHT trong ĐTTC (với X = 2,49); và mức ít cần thiết nhất là Giúp SV tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh KHHT hiệu quả (với X = 2,48).
Đánh giá mức độ thực hiện các cơng việc trong quy trình
Đánh giá mức độ cần thiết của các khách thể ở mức cao, nhưng kết quả đánh giá mức độ thực hiện các cơng việc mà GV thực hiện theo quy trình, chúng tôi thu được kết quả tương đối thấp (với X = 1,67). Điều này có nghĩa là các công việc của GV trong quy trình phát triển KN lập KHHT cho SV là rất cần thiết, nhưng thực hiện thì lại ở mức độ yếu.
Theo đánh giá, công việc GV đã thực hiện tốt nhất trong các công việc là:
Giới thiệu cho SV về mục đích, ý nghĩa của việc lập KHHT trong ĐTTC (với X = 2,10). Tuy nhiên, dù được đánh giá là thực hiện tốt nhất trong các công việc nhưng chỉ đạt ở mức trung bình. Cũng theo đánh giá, những công việc GV đã
thực hiện kém hơn đó là: Giới thiệu mẫu chung về KHHT (với X = 1,72); Theo
các bước lập KHHT theo mẫu (với X = 1,55); Luyện tập - SV tự lập KHHT của
bản thân (với X = 1,53); Giúp SV tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh KHHT hiệu
quả (với X = 1,50).
b. Xét theo nhóm khách thể (GV và SV)
So sánh đánh giá giữa SV và GV về mức độ cần thiết của các cơng việc của GV trong quy trình phát triển KN lập KHHT cho SV:
- Kết quả Bảng 2.9. cho thấy, về mức độ cần thiết của các cơng việc trong quy trình, nhóm GV có kết quả nhận thức nổi trội so với kết quả nhận thức của nhóm SV. GV nhận thức mức độ cần thiết của các cơng việc trong quy trình ở mức cao (với X = 2,65), cịn nhóm SV nhận thức ở mức tương đối cao (với X = 2,56).
- Các công việc mà SV cho rằng cần thiết ở mức cao, theo thứ tự đó là:
Hướng dẫn SV các bước lập KHHT theo mẫu (với X = 2,67); Luyện tập - SV tự
lập KHHT của bản thân (với X = 2,65) và Giới thiệu mẫu chung về KHHT trong ĐTTC (với X = 2,64). GV cũng cho rằng các công việc này cần thiết ở
mức độ cao. Tuy nhiên, điểm trung bình và thứ tự thì có sự khác nhau. Theo GV,
công việc cần thiết nhất là Luyện tập SV - tự lập KHHT của bản thân (với X = 2,85); tiếp đến là Hướng dẫn SV các bước lập KHHT theo mẫu (với X = 2,77) và Giới thiệu mẫu chung về KHHT trong ĐTTC (với X = 2,72). Các cơng việc cịn lại được hai nhóm nhận thức mức độ cần thiết đều ở mức tương đối cao.
So sánh giữa đánh giá của SV và GV về mức độ thực hiện các công việc của GV trong quy trình phát triển KN lập KHHT ở SV:
So sánh giữa đánh giá chung của SV và tự đánh giá của GV về mức độ thực hiện các cơng việc trong quy trình phát triển KN lập KHHT cho SV, chúng tơi thấy có sự khác biệt nhỏ: GV tự đánh giá mức độ thực hiện các cơng việc của mình (với X = 1,71), còn SV đánh giá mức độ thực hiện các công việc của GV (với X = 1,62). Điều này cho phép chúng tôi rút ra nhận xét: GV và SV có sự thống nhất trong đánh giá, đều đánh giá mức độ thực hiện các công việc này ở mức độ yếu.
Sự khác biệt này cũng biểu hiện ở từng công việc trong quy trình phát triển KN lập KHHT cho SV (với độ lệch trong đánh giá ở các công việc là 0,04; 0,12; 0,07; 0,12; 0,04 và 0,14).
Trong các cơng việc thì cơng việc Giới thiệu cho SV về mục đích, ý nghĩa
của việc lập KHHT trong ĐTTC, cả hai nhóm đều đánh giá GV thực hiện tốt nhất (ở mức trung bình với X = 2,12 và X = 2,08). Các cơng việc cịn lại, cả hai nhóm đều đánh giá GV thực hiện ở mức độ yếu trong đó, cơng việc Giúp SV tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh KHHT hiệu quả là yếu nhất.
Tóm lại, qua nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện các cơng việc trong quy trình phát triển KN lập KHHT cho thấy: Các cơng việc trong quy trình phát triển thì cần thiết ở mức độ cao, cịn GV thực hiện các cơng