thành thành viên của một công ty thông qua những phương thức nào.
Thứ nhất, hình thành tư cách thành viên công ty
Thông thường, tư cách thành viên cơng ty được hình thành bằng các con đường sau:
(i) Góp vốn vào cơng ty:
Đây là con đường chủ yếu nhất để trở thành thành viên cơng ty.Một người sẽ có tư cách thành viên cơng ty khi đã góp vốn vào thành lập cơng ty. Cách thức góp vốn của thành viên phụ thuộc vào loại hình cơng ty. Đối với cơng ty TNHH hai thành viên trở lên khi một người góp vốn vào cơng ty khi thành lập hoặc trong q trình cơng ty hoạt động đều có thể trở thành thành viên cơng ty. Tuy nhiên, đối với cơng ty TNHH một thành viên thì việc góp vốn khi thành lập sẽ trở thành chủ sở hữu cơng ty; ngược lại góp thêm vốn của chủ sở hữu công ty chỉ làm tăng vốn điều lệ công ty mà không làm thay đổi chủ sở hữu công ty.
(ii) Nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên:
Trong q trình hoạt động của cơng ty thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc tồn bộ phần vốn góp cho thành viên khác hoặc chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty. Việc chuyển nhượng được thực hiện thông qua các hợp đồng chuyển nhượng trên cơ sở thỏa thuận về giá chuyển nhượng.
Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác được thực hiện theo thủ tục chào bán cho các thành viên cịn lại của cơng ty và khơng có sự phân biệt về điều kiện chuyển nhượng giữa các thành viên. Trong trường hợp thành viên của công ty không muahết hoặc khơng mua phần vốn góp đó trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán thì thành viên sẽ được quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho người ngồi cơng ty với cùng một điều kiện. Người nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên sẽ trở thành thành viên cơng ty. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên cho người
khác dẫn đến hậu quả pháp lí khác nhau như thay đổi về tỉ lệ vốn góp của thành viên, số lượng thành viên hoặc thay đổi mơ hình cơng ty.
(iii) Hưởng di sản thừa kế:
Hưởng di sản thừa kế là phần vốn góp của thành viên là một trong những con đường trở thành thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Đối với công ty TNHH một thành viên, trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu hoặc thành viên của công ty. Công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng kí thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc giải quyết thừa kế. Chủ sở hữu công ty là cá nhân chết mà khơng có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp của chủ sở hữu được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự. (iv) Tặng cho tài sản là phần vốn góp:
Thành viên, chủ sở hữu cơng ty có quyền tặng cho một phần hoặc tồn bộ phần vốn góp của mình tại cơng ty cho người khác. Người được tặng cho tài sản là phần vốn góp của thành viên thì sẽ trở thành thành viên của cơng ty tùy thuộc vào mối quan hệ huyết thống (trực hệ ba đời) hoặc sự chấp thuận của Hội đồng thành viên cơng ty. (v) Trả nợ từ tài sản vốn góp của thành viên công ty:
Người nhận trả nợ từ tài sản vốn góp của thành viên có thể trở thành thành viên nếu họ muốn trở thành thành viên và được Hội đồng thành viên công ty đồng ý.