Nội dung Tạm ngừng Hợp
đồng
Đình chỉ Hợp đồng Hủy bỏ Hợp đồng Giống
nhau
Bản chất Đều là các loại chế tài trong thương mại Căn cứ áp
dụng
Khi thuộc 01 trong hai trường hợp:
+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng;
+ Một bên đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Nghĩa vụ
thông báo
+ Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng.
+ Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
Khác nhau Khái niệm Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng là sự kiện pháp lý mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợp đồng bị hủy bỏ không hiệu lực từ thời điểm giao kết.
Giá trị hiệu lực của Hợp đồng Hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thơng báo đình chỉ.
Có thể hủy bỏ một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ hợp đồng: + Hủy bỏ một phần hợp: phần huỷ bỏ hết hiệu lực từ thời điểm giao kết; các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
+ Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng: hợp đồng được coi là khơng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Hậu quả pháp lý về quyền và nghĩa vụ các bên + Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong thời gian tạm ngừng. + Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
+ Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. + Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
+ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
+ Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
+ Các bên có quyền địi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hồn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp khơng thể hồn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
+ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. 34. Các quy định về trách
nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng trong BLDS 2015 và LTM 2015 có khác nhau khơng
Tuy nhiên, khơng phải cứ có sự kiện bất khả kháng là được miễn trách nhiệm hợp đồng, họ chỉ được miễn trách nhiệm mặc dù họ đã áp dụng các biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, theo khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 đưa ra khái niệm sự kiện bất khả kháng “là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được
và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hồn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự khơng thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự
của mình”; khoản 2 Điều 351 BLDS năm 2015 “Trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Từ quy định này cho
thấy, một sự kiện được coi là bất khả kháng với tính chất là căn cứ để miễn trách nhiệm hợp đồng phải thoả mãn các dấu hiệu: (i) Sự kiện bất khả kháng xảy ra sau khi các bên đã giao kết hợp đồng, sự kiện đó xảy ra hồn tồn khách quan, khơng do yếu tố chủ quan của con người; (ii) Sự kiện đó có tính chất bất thường mà các bên khơng thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép; (iii) Sự kiện là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm hợp đồng. Với cách hiểu như vậy, các trường hợp bất khả kháng có thể bao gồm: Thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh, dịch bệnh, đình cơng, sự thay đổi chính sách, pháp luật của Nhà nước, cấm vận quốc tế, hiệp hội khu vực hoặc nhóm quốc gia.