Định hướng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tầm nhìn đến năm

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Châu Á (Trang 50)

Đảng và Nhà nước ta đang thực sự dành sự quan tâm rất đặc biệt cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu lao động, trong những năm tiếp theo. Trên cơ sở tình hình trong nước củng cố và quán triệt quan điểm phát triển xuất khẩu lao động đã đưa ra ở các văn kiện đại hội. Đảng và Nhà nước xác định định hướng cho hoạt động xuất khẩu lao động của Việt nam như sau:

3.2.2.1 Về thị trường xuất khẩu lao động

- Ưu tiên thị trường có thu nhập cao, song phải có điều kiện văn hóa xã hội tương đồng với nước ta để tạo điều kiện thích hơn hợ nghi tốt nhất cho người lao động.

- Tiếp tục duy trì ổn định và tải tăng dần thị phần tại thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…

- Củng cố và giữ vững thị trường Đông Nam Á như Malaysia, Lào. Singapore…

3.2.2.2 Về số lượng lao động

Mục tiêu mà Bộ LĐ-TB&XH đặt ra như sau :” Đến 2015 phải đưa được từ 700 nghìn đến 800 nghìn lao động tức là bình quân mỗi năm đưa được khoảng 140 nghìn đến 160 nghìn lao động ra nước ngoài làm việc, để đến hết năm 2015; có 1 triệu lao động thường xuyên làm việc ở nước ngoài”.

Căn cứ vào mục tiêu trên và phần thực trạng đã phân tích thì mục tiêu đến thời điểm này rất khó đạt được. Thực tế, trển tổng số lao động được đưa ra nước ngoài năm 2009 là 73 028 người, năm 2010 là 85 546 người, năm 2011 là 88 298 người, năm 2012 là 80 320 người, và 5 tháng đầu năm 2013 là 32 226 người.

Do đó, mục tiêu chỉ đạt được khoảng 70% đến 80%. Nếu tình hình không có gì cải thiện lớn thì trong giai đoạn 2016-2020 đưa được 550 nghìn người, tức là bình quân hằng năm khoảng 110 nghìn người lao động được đưa ra nước ngoài làm việc.

Mặt khác, quán triệt hoạt động xuất khẩu lao động bằng mọi giá, mà thay vào đó chú trọng chất lượng lao động và hiệu quả đối với Kinh tế- Xã hội. Theo thống kê, đến năm 2010 tỷ trọng của lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề đạt 70%; trong đó, lao động lành nghề và trình độ cao trở lên đạt khoảng 30%. Mục tiêu đến năm 2015, 100% lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề với 40% có trình độ chuyên môn cao..

3.2.2.3 Về bộ máy quản lý và cơ chế điểu chỉnh hoạt động

- Xây dựng bộ máy quản lý đủ mạnh, thống nhất và hoạt động hiệu quả trong mọi công tác điều tra , giám sát, quản lý…

- Đơn giản hóa thủ tục hành là chính song vẫn đáp ứng được sự chặt chẽ, an toàn; bảo vệ và đảm bảo cho người lao động làm việc ở nước ngoài.

- Xác định rõ xuất khẩu lao động là trách nhiệm của toàn xã hội, khuyến khích và huy động mọi nguồn lực cần thiết của các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đồng thời tăng cường trách nhiệm của các bên.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Châu Á (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w