CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
2.2.1 Ưu điểm
2.2.1.1 Thị trường Châu Á vẫn là thị trường ổn định về tiếp nhận lao động Việt Nam đến làm việc.
Theo như số liệu trên bảng thì cho tới nay, lao động Việt Nam xuất khẩu sang các nước ở khu vực Châu Á vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2013 số lao động sang thị trường Châu Á chiếm gần 70%. Quí I/2014 con số này là 78% .
Bước sang năm 2014, tình hình kinh tế tuy còn nhiều khó khăn, nhưng những thị trường lao động ở châu Á truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Maylaysia… đang ấm dần trở lại. Đặc biệt cánh cửa vào thị trường Hàn Quốc cũng đang mở lại tạo thêm cơ hội cho lao động Việt Nam.
Điều đó cho thấy, Châu Á vẫn đang là thị trường tiềm năng dành cho lao động Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều các vấn đề cần các cơ quan chức năng, người lao động Việt Nam cần phải khắc phục để việc lao động xuất khẩu thực sự đạt hiệu quả về cả kinh tế và xã hội. Để việc xuất khẩu lao động thực sự giải quyết được vấn đề thiếu hụt việc làm trong nước, cải thiện được đời sống vật chất của người lao động Việt Nam, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng sống của xã hội.
2.2.1.2 Vai trò quản lý của Nhà nước đã đang và đang được tăng cường, tập trung vào các vấn đề quan trọng chính và dần kịp thời khắc phục những bất cập trong thời gian qua.
- Nhà nước kịp thời ban hành hệ thống văn bản nhằm điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu lao động sao cho phù hợp với sự vận động của thị trường. Việc này giúp duy trì được lượng lao động xuất khẩu hằng năm sang thị trường này và vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong các khu vực: Nghị quyết Hội
nghị Trung ương lần thứ 7 Khóa X về công tác thanh niên và nông thôn cũng nêu rõ: “khuyến khích lệ thanh niên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. ...Chú trọng giáo dục ý thức kỷ luật, kỹ năng lao động, tay nghề cho thanh niên đi lao động có thời gian hạn ở nước ngoài; đồng thời có biện pháp quản lý, giáo dụ;, giúp đỡ số thanh niên này” và “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn”.
Ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10 (Quốc hội khoá XI) đã được thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
- Đồng thời, tăng cường công tác nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng được yêu cầu ngày càng càng cao hơn của thị trường Châu Á. Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động đi làm việc nước ngoài cải thiện cuộc sống và mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia.
Xuất khẩu lao động của Việt Nam ngày càng được cải thiện hơn về chất lượng lao động. Theo thống kê, lao động xuất khẩu qua đào tạo ngày càng tăng, năm 2006 là 31,9%; năm 2007 là 34,5% lao động phải có tay nghề tăng từ 35% ( năm 2003) lên 50% ( năm 2008). Các hoạt động về xuất khẩu lao động từng bước có hiệu quả và đi vào nề nếp quen, đã tạo cho người lao động xuất khẩu có thu nhập để gửi cho về gia đình, tính bình quân mỗi năm, người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước từ 1,6 tỷ USD đến 2 tỷ USD, riêng thị hiếu trường Hàn Quốc với gần 50.000 lao động, mỗi năm gửi về nước trên 700 triệu USD, Nhật Bản hơn 300 triệu USD.
2.2.1.3 Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã hoạt động hiệu quả, tích cực luôn tìm kiếm thị trường mới, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác tổ chức, quản lý người lao động; làm việc ở nước ngoài và khi về nước
Cho tới nay, có khoảng 170 doanh nghiệp được cho cấp phép xuất khẩu lao động. Các doanh nghiệp thuộc các Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ LĐ-TB&XH đã và đang phát huy tốt nhịp độ gia tăng cung ứng lao động trên các thị trường và nâng cao an chất lượng lao động tại nước ngoài. Các
doanh nghiệp Traenco, Lod, Tracimexco, Vietracimex, Transinco(Bộ Giao thông Vận tải), Vinaconex, Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà…đã đưa ra các chính sách đổi mới bình cách làm đó là gắn kết xuất khẩu lao động với chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ,; phẩm chất đội ngũ cán bộ, chủ động đầu tư thêm nâng cấp các cơ sở đào tạo, tăng cường cán bộ quản lý lao động ngoài nước với tinh thần trách nhiệm cao.
-TRAENCO được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động từ năm 1999 và đến nay là một vài trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực này. Với chính sách đúng đắn và những cố gắng của toàn bộ cán bộ; nhân viên công ty, TRAENCO đã cung ứng được trên 25.000 lao động sang; làm việc tại các thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Brunei, các nước Trung Đông, Cộng hoà Séc… Những lao động được TRAENCO cung ứng làm việc trong các nhà máy;. các công trường xây dựng,/ các bệnh viện hay giúp việc gia đình, thuyền viên đánh cá…đông lạnh, dệt may…); Hàn Quốc(thuyền viên đánh cá); UAE, Qatar, Saudi Arabia (công nhân xây dựng…); và Cộng hoà Séc (lao động nhà máy). Với quy trình tuyển chọn và đào tạo và lao động cẩn thận, kỹ càng, chất lượng theo đúng tuân thủ luật pháp và yêu cầu của các chủ sử dụng lao động nước ngoài, TRAENCO luôn nhận được sự đánh giá cao từ những chủ sử dụng cũng như đối tác nước ngoài.
TRAENCO luôn đặt chất lượng lao động là tiêu chuẩn hàng đầu, đồng thời là mục tiêu cao nhất mà trung tâm hướng tới trong toàn bộ hoạt động của mình. Bên cạnh đó không ngừng chú trọng và nâng cao chất lượng lao động, công ty còn tích cực tìm kiếm các đối tác mới tại các thị trường truyền thống như Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc vừa tăng cường mở rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường Canada, Mỹ, các nước Châu Âu...
-Công ty CP Xuất nhập khẩu Thái Nguyên (Batimex) được Bộ LĐ- TB&XH cấp Giấy phép để được hoạt động xuất khẩu lao động vào tháng 12/1999. Và được cấp đổi giấy phép mới sau khi có; Luật Người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Batimex là doanh nghiệp duy nhất trong tỉnh Thái Nguyên được cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động, Công ty luôn biết cách phát huy lợi thế, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tuyển chọn lao động, xây dựng thương hiệu trên cơ sở lòng tin của người lao động và của chủ sử dụng các người lao động nước ngoài. Thương hiệu Batimex trong xuất khẩu lao động đã được người lao động ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh biết đến với sự tin tưởng cao, được nhiều công ty môi giới nước ngoài yên tâm hợp tác. Từ năm 2000 đến hết năm 2011 Công ty đã đưa được 6.342 lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó Đài loan 2.518 người, Malaysia 3.523 người, Nhật Bản 218 người và UAE 83 người). Năm 2006 Công ty đứng trong tốp 10 doanh nghiệp có số lượng xuất khẩu lao động lớn nhất trong cả nước.