Hình thức xuất khẩu

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Châu Á (Trang 34)

Theo quy định tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 (Luật số 72/2006) có quy định: Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hính thức sau đây:

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt đông dịch vụ đưa người lao động đi làm viếc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoat động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Hợp đồng đưa người lao động; đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa ngườilao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo đung hình thức thực tập nâng cạo tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

- Hợp đồng cá nhân

a. Hình thức qua hợp đồng với các doanh nghiệp dịch vụ và tổ chức sự nghiệp: đây là hình thức phổ biến; đối với việc xuất khẩu lao động của Việt Nam. Loại hình này tuy có tăng về số lượng lao động nhưng đang có xu hướng giảm về tỷ lế trong tổng số lao động xuất khẩu qua các năm, từ 82,49% năm 2003 gíam xuống còn 72% năm 2010. Đây là hình thức đưa lao động ra nước ngoài sống và làm việc đan xen với lao động của các nước khác.

Đặc điểm:

Doanh nghiệp tự mình đảm nhiệm tất cả các khâu may từ tuyển chọn đến đào tạo và quản lý lao động ở nước ngoài.

Các yêu cầu về tổ chức do phía nước tiếp nhận đặt ra

Quan hệ lao động được phép điểu chỉnh bởi pháp luật của nước tiếp nhận lao động Việt Nam

Quá trình làm việc là ở nước ngoài, người lao động sẽ phải chịu sự quản lý trược tiếp của người sử dụng lao động nước ngoài;

Quyền và nghĩa vụ của người lao động đến từ Việt Nam do phía nước ngoài bảo đảm;

b.Hình thức xuất khẩu lao động theo hợp đồng nhận thầu, trúng thầu và đầu tư ra nước ngoài có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây cả về sổ lượng lao động và tỷ trọng. Từ 5.742 chiếm 7,66% tổng số lao động đưa đi năm 2003 tăng lên 10.839 người chiếm 16% tổng số lao động xuất khẩu năm 2010. Số lao động này tập ta trung chủ yếu ở Lào và Campuchia

Đặc điểm:

Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ tuyển chọn lao động Việt Nam nhằm thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên doanh,; liên kết giữa Việt Nam và nước ngoài.

Các yêu cầu và về tổ chức lao động, điều kiện lao động được doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đặt ra.

Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam có thể trực tiếp tuyển dụng lao động hoặc thông qua các tổ chức cung ứng lao động trong nước.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động Việt Nam trực tiếp đưa lao động trong nước đi nước ngoài quản lý lao động ở nước ngoài cũng như đảm bảo các quyền lợi cụa người lao động ở nước ngoài. Vì vậy quan hệ lao động tương đối ổn định.

c. Hình thức thực tập sinh, tu nghiệp sinh. Hiện nay chỉ còn Nhật Bản là tiếp nhận lao động thuộc loại hình hinh này. Theo số liệu từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện Việt Nam có hơn 18.000 thực tập sinh đang tu nghiệp sinh tại Nhật Bản. Riêng trong năm 2011, số lượng thực tập sinh được cử sang Nhật đã tăng gần 1,5 lần so với năm 2010, đã có gần 7.000 thực tập sinh kỹ thuật sang ở nước này.

d. Hình thức đi theo hợp đồng cá nhân đăng ký còn cón rất ít vì nó đòi hỏi người lao động là phải có trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ tốt, giao tiếp

rộng và tìm hiểu rõ; các thông tin về đối tác. Tuy nhiên trong những năm gần đây nó có xu hướng tăng lên. Từ 1,07% năm 2003 tăng lên 7,15% năm 2008 và giảm xuống 4,43% năm 2009 và sẽ có xu hướng tăng tiếp trở lại trong thời gian tới.

Nguồn: Cục Quản lý Lao động ngoài nước

Biểu đồ 2.3:CÁC HÌNH THỨC XKLĐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2013

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Châu Á (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w