Giá trị cảm nhận (GTCN) Ký hiệu
Chất lượng xe X xứng đáng đồng tiền tôi đã bỏ ra mua CN1
Tôi cảm thấy việc mua xe X là một sự mua sắm thông minh của tôi.
CN2
Tôi cảm thấy tiết kiệm được thời gian bảo trì, sửa chữa xe khi sử dụng xe X.
CN3
3.3.3 Thiết kế bảng câu hỏi
Nội dung bảng câu hỏi gồm 4 phần chính
- Phần mở đầu: đề cập thông tin của tác giả, mục đích việc khảo sát và đề tài nghiên cứu.
- Phần câu hỏi phụ: gồm những câu hỏi nhằm thu thập các thông tin về đặc điểm
nhân khẩu của khách hàng (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập). - Phần gạn lọc: để chọn ra những khách hàng phù hợp đối tượng khảo sát.
- Phần trọng tâm – cốt lõi: những câu hỏi về các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng nữ đối với mặt hàng xe tay ga của hãng Yamaha.
Các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi
- Giai đoạn 1: bảng câu hỏi ban đầu được xây dựng trên kết quả phỏng vấn sơ bộ
38
- Giai đoạn 2: từ bảng câu hỏi khảo sát lần 1, tác giả tiến hành khảo sát thử với
30 khách hàng cá nhân nữ đang sử dụng xe tay ga của Yamaha. Sau đó, tiến hành phân
tích, hiệu chỉnh để đưa ra bảng câu hỏi chính thức (Phụ lục 4).
3.3.4 Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Trong giai đoạn này, tác giả sẽ tiến hành khảo sát thử với 30 khách hàng nữ đang sử dụng xe tay ga của Yamaha, đây là các đối tượng được chọn ngẫu nhiêu tại các đại lý kinh doanh xe của Yamaha. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy của thang đo đã được xây dựng trong nghiên cứu định tính.
Độ tin cậy và giá trị thang đo sơ bộ được đánh giá bằng phương pháp kiểm định hệ
số Cronbach’s Alpha thông qua công cụ là phần mềm thống kê SPSS 22.0. Hệ số này cho
biết sự chặt chẽ và thống nhất trong các câu trả lời nhằm đảm bảo người được hỏi đã hiểu
cùng một khái niệm. Tiêu chuẩn để đánh giá thang đo là những biến có tương quan biến
tổng (Corrected Item - total Correlation) nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo và hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu,
Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được và 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo
lường là tốt, hệ số Cronbachs Alpha nhỏ hơn 0,7 sẽ bị loại khỏi thang đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng tiêu chuẩn các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo có tiêu chuẩn Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 được chấp nhận.
Thông qua phản hồi của những khách hàng được khảo sát và căn cứ trên kết quả
kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, các biến đạt yêu cầu sẽ được đưa vào bảng câu hỏi
hoàn chỉnh trong nghiên cứu chính thức.