Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra thuế khu vực ngoài nhà nước để tăng thu ngân sách tại thành phố vũng tàu (Trang 29 - 32)

1.3. Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nƣớc

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

nghiệp khu vực ngoài Nhà nƣớc

1.3.3.1. Các chỉ tiêu định lƣợng

Kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

a. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra: là tỷ lệ phần trăm số cuộc kiểm tra thực hiện so với kế hoạch kiểm tra đƣợc giao hàng năm.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mức độ hoàn thành kế hoạch kiểm tra, phản ánh hiệu quả của cơng tác kiểm tra đặt ra với góc độ khối lƣợng công việc đã đƣợc thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Nếu kế hoạch kiểm tra xây dựng phù hợp với thực

tiễn và việc thực hiện đúng thời gian và đạt yêu cầu đặt ra thì tỷ lệ hồn thành cao bƣớc đầu phản ánh cơng tác kiểm tra thuế có hiệu quả. Tỷ lệ này thấp cũng có thể hiểu rằng cơng tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế không sát thực tế hoặc hiệu quả công tác kiểm tra thuế không tốt do tiến hành quá chậm, tốn thời gian của cả CQT và NNT.

b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ phát hiện vi phạm pháp luật thuế qua kiểm tra, cụ thể là:

(i) Tỷ lệ số NNT vi phạm pháp luật thuế so với tổng số ngƣời nộp thuế đƣợc lựa chọn kiểm tra.

Ý nghĩa: Phản ánh chất lƣợng lựa chọn đối tƣợng kiểm tra thuế trong công tác xây dựng kế hoạch có chính xác hay khơng. Tỷ lệ này đạt 100% là tốt nhất, nó chứng t việc lựa chọn đối tƣợng kiểm tra là đúng đắn. Tỷ lệ này càng thấp càng chứng t kết quả lập kế hoạch chƣa tốt, chƣa phù hợp.

(ii) Số tiền thuế truy thu bình quân một NNT qua kiểm tra.

Ý nghĩa: Phản ánh chất lƣợng lựa chọn đối tƣợng kiểm tra trên phƣơng diện có xác định đúng đối tƣợng có gian lận lớn hay khơng. Số thuế truy thu bình qn cao thể hiện việc lựa chọn đối tƣợng để kiểm tra là tốt. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao cũng cho thấy mức độ tuân thủ pháp luật của NNT là rất thấp.

c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế: (i) Thời gian bình quân một cuộc kiểm tra thuế:

Ý nghĩa: Phản ánh chi phí về mặt thời gian để tổ chức thực hiện một cuộc kiểm tra thuế. Chỉ tiêu này thấp chứng t hoạt động kiểm tra thuế có hiệu quả về mặt thời gian.

(ii) Tỷ lệ chi phí tài chính s dụng cho hoạt động kiểm tra so với số thuế truy thu, tiền phạt, tiền chậm nộp NSNN:

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tiêu tốn về mặt tài chính để tiến hành hoạt động kiểm tra thuế. Chỉ tiêu này càng thấp thì cơng tác kiểm tra càng có hiệu quả cao.

1.3.3.2. Các chỉ tiêu định tính

Các chỉ tiêu định tính thƣờng khơng thể hoặc khó tính tốn, đo đếm đƣợc. Đó thƣờng là những hiệu quả mang tính chính trị-xã hội.

(i) Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của NNT sau khi đƣợc kiểm tra: Tiêu chí này có thể nhận biết đƣợc thơng qua việc so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của các đối tƣợng khi tiến hành kiểm tra qua các năm, đặc biệt là với các đối tƣợng đã đƣợc kiểm tra trƣớc đó (mức độ tái phạm). Chẳng hạn sau khi kiểm tra đối với doanh nghiệp X thì ý thức tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp X và các doanh nghiệp cùng địa bàn hoặc có mối quan hệ với doanh nghiệp X đƣợc cải thiện, mức độ tuân thủ cao hơn, các sai phạm ngày một ít hơn, các lỗi trƣớc đây đã bị phát hiện và x phạt khơng cịn tái phạm…

(ii) Hiệu quả ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; tạo sự công bằng giữa mọi NNT; tạo môi trƣờng kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh. Hiệu quả này có thể đƣợc xác định thơng qua tỷ lệ các hình thức x phạt đối với các hành vi vi phạm (x lý truy thu thuế, x phạt hành chính thuế hoặc x phạt hình sự thuế).

(iii) Hiệu quả phòng chống tiêu cực, quan liêu, trục lợi trong nội bộ CQT và tạo lòng tin cho NNT. Tiêu chí này có thể đƣợc xác định thơng qua kết quả thống kê tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật trong kiểm tra; cách thức vi phạm và hình thức x lý vi phạm các cán bộ biến chất.

(iv) Khả năng nâng cao hiểu biết pháp luật của NNT qua kiểm tra thuế: Vi phạm pháp luật thuế có hai trƣờng hợp, một là NNT không hiểu pháp luật thuế dẫn đến vi phạm, hai là NNT hiểu biết pháp luật thuế nhƣng vẫn cố ý làm trái. Trƣờng hợp không hiểu biết pháp luật dẫn đến vi phạm chiếm tỷ lệ cao trong tổng số NNT vi phạm. Tuy nhiên, cho dù NNT vi phạm pháp luật thuế trong trƣờng hợp một hay trƣờng hợp hai nêu trên, sau khi bị phát hiện thì mức độ hiểu biết về pháp luật đều đƣợc nâng lên.

(v) Mức độ phát hiện những bất hợp lý của pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng qua kiểm tra thuế: Thông qua kiểm tra thuế, trên cơ sở những vi phạm của NNT, cán bộ kiểm tra thực hiện truy lần, đối chiếu với quy định của pháp luật thuế và pháp luật có liên quan, đã phát hiện ra những bất hợp lý của pháp luật. Từ đó, có những đề xuất s a đổi hoặc kiến nghị đối với cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu s a đổi, đảm bảo tính phù hợp và chặt chẽ của pháp luật.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra thuế khu vực ngoài nhà nước để tăng thu ngân sách tại thành phố vũng tàu (Trang 29 - 32)