Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp khu

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra thuế khu vực ngoài nhà nước để tăng thu ngân sách tại thành phố vũng tàu (Trang 32 - 36)

1.3. Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nƣớc

1.3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp khu

nghiệp khu vực ngoài Nhà nƣớc

Hiệu quả của hoạt động kiểm tra thuế nói chung và đối với DN NNN nói riêng khơng chỉ xét ở số tiền thu về cho nguồn NSNN mà còn cần phải xét trên các phƣơng diện kinh tế, xã hội và chính trị.

Tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu, các tác giả đƣa ra những nhận định khác nhau trong việc xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm tra thuế nói riêng và quản lý thuế nói chung.

Mai Thị Lan Hƣơng, Lê Đình Hải (2018) chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Ứng Hòa – Thành phố Hà Nội bao gồm 3 nhân tố chính: Pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc; Tổ chức quản lý của CQT và Đặc điểm của NNT.

Nguyễn Minh Tiến, Nguyễn Cẩm Hịa (2018) đề xuất mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế Tỉnh Vĩnh Long bao gồm: Chính sách pháp luật; Chất lƣợng cuộc kiểm tra; Năng lực cán bộ kiểm tra; Hỗ trợ quản lý; Phối hợp ban ngành chức năng; và NNT.

Từ những nghiên cứu trên, cùng với kinh nghiệm làm việc của bản thân, tác giả đề xuất 2 nhóm nhân tố chính tác động đến cơng tác kiểm tra thuế đối vớ DN NNN là: Các nhân tố chủ quan và Các nhân tố khách quan. Cụ thể nhƣ sau:

1.3.4.1. Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan chủ yếu là các nhân tố sau đây:

(1) Chất lượng của việc lập kế hoạch kiểm tra: Kế hoạch kiểm tra đúng giúp

xác định đúng đối tƣợng cần kiểm tra và thời điểm thích hợp để kiểm tra. Quá trình chuẩn bị kiểm tra thuế càng chu đáo thì hiệu quả cơng tác kiểm tra thuế càng cao.

(2) Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra thuế: nhân tố con ngƣời là trung tâm

của mọi hệ thống quản lý. Do đó, hiệu quả của công tác kiểm tra thuế phụ thuộc số lƣợng cán bộ, trình độ hiểu biết về pháp luật thuế, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên mơn, khả năng x lý, làm việc theo nhóm, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp... của cán bộ kiểm tra thuế. NNT ngày càng tinh vi, s dụng nhiều thủ đoạn để tìm cách trốn lách thuế thì số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra càng phải đƣợc nâng cao.

(3) Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của CQT: Sự đầu tƣ của NN về

CSVC và phƣơng tiện làm việc có tác động không nh đến hiệu quả và chất lƣợng của công tác kiểm tra thuế. CSVC và phƣơng tiện làm việc hiện đại giúp nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ kiểm tra thuế.

(4) Chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác kiểm tra thuế: Chế độ đãi ngộ

đối với cán bộ làm công tác kiểm tra thuế nằm trong tổng thể chế độ tiền lƣơng và thu nhập của cán bộ, công chức. Một chế độ đãi ngộ th a đáng sẽ tạo động lực làm việc tốt cho mỗi cán bộ cơng chức nói chung và mỗi cán bộ kiểm tra thuế nói riêng. Chế độ đãi ngộ th a đáng, đảm bảo đời sống của cán bộ sẽ góp phần giảm động cơ tham nhũng.

(5) Hệ thống cơ sở dữ liệu và ứng dụng CNTT phục vụ cho việc khai thác, phân tích thơng tin về NNT: Thơng tin là một trong những cơ sở tiên quyết của mọi

quyết định quản lý. Trong kiểm tra thuế, thông tin là cơ sở để lựa chọn đúng đối tƣợng kiểm tra; là cơ sở để lựa chọn phƣơng pháp và phạm vi, trọng tâm tiến hành kiểm tra; là cơ sở để xác định có hay khơng hành vi vi phạm pháp luật thuế của đối

tƣợng kiểm tra. Cơ sở dữ liệu thơng tin càng đầy đủ, chính xác và kịp thời thì hiệu quả kiểm tra thuế càng cao. Thông tin đƣợc tổng hợp x lý tốt hay không phụ thuộc vào việc ứng dụng CNTT vào kiểm tra thuế. Do đó, cơ sở dữ liệu thơng tin về NNT và trình độ ứng dụng CNTT có ý nghĩa rất quan trọng trong kiểm tra thuế.

(6) Công tác tổ chức, chỉ đạo của thủ trưởng CQT: Ngƣời lãnh đạo có vai trị

đặc biệt quan trọng trong mọi hệ thống quản lý mà trong quản lý thuế không phải là một ngoại lệ. Tài năng, đạo đức và uy tín của ngƣời lãnh đạo CQT có tác động quan trọng đến chất lƣợng và hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.

(7) Sự nghiêm minh trong xử lý vi phạm: Chế tài là một trong ba bộ phận cơ bản cấu thành của một quy phạm pháp luật. Chế tài có chức năng áp dụng hình phạt với hành vi vi phạm pháp luật. Chức năng này sẽ không đƣợc thực hiện đầy đủ khi việc tổ chức thực hiện pháp luật không nghiêm minh. Khi x lý vi phạm không nghiêm minh sẽ khiến cả cán bộ kiểm tra và NNT nhờn luật; giảm tác động cảnh báo, ngăn ngừa của công tác kiểm tra thuế.

1.3.4.2. Các nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan là các nhân tố không thuộc về CQT mà thuộc về các cơ quan, tổ chức khác trong xã hội. Cụ thể là:

(1) Hành lang pháp lý: Hành lang pháp lý là cơ sở đầu tiên và không thể thiếu

cho hoạt động kiểm tra thuế. Hành lang pháp lý hoàn thiện tạo ra một cơ sở pháp lý rõ ràng, đầy đủ, vững chắc cho hoạt động kiểm tra thuế. Tuy nhiên, chính sách pháp luật về thuế của Việt Nam thƣờng xuyên thay đổi; nội dung phức tạp, khó hiểu dẫn đến tới nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn cho cơng tác tiến hành kiểm tra thuế.

(2) Sự hiểu biết, tuân thủ pháp luật của NNT: NNT là đối tƣợng của kiểm tra

thuế. Hiệu quả của cơng tác kiểm tra thuế phụ thuộc vào trình độ hiểu biết chính sách, pháp luật thuế của NNT. Nếu NNT hiểu biết pháp luật thì mức độ vi phạm pháp luật thuế có thể thấp hơn, có sự hợp tác giữa đối tƣợng kiểm tra và đoàn kiểm tra tốt hơn, nâng cao hiệu quả kiểm tra bằng cách giảm chi phí cho cuộc kiểm tra, giảm khối lƣợng, thời gian trong việc cung cấp hồ sơ tài liệu và thời gian ký biên bản kiểm tra. Bên cạnh đó, sự hiểu biết pháp luật của NNT cũng hạn chế những

biểu hiện tiêu cực trong quá trình kiểm tra của cán bộ thuế. Tuy nhiên, NNT hiểu luật hơn cũng có nghĩa các vi phạm pháp luật thuế cũng tinh vi, khó phát hiện hơn. Trong điều kiện hành lang pháp lý chƣa hồn thiện, NNT có thể lợi dụng khe hở của pháp luật để trốn lách thuế, gây thất thu lớn cho NSNN nhƣ thành lập doanh nghiệp “ma”, mua bán hóa đơn bất hợp pháp… Điều này đòi h i đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra thuế phải có trình độ nghiệp vụ cao, nắm chắc quy trình, chính sách, pháp luật thuế.

(3) Sự phối hợp của các cơ quan NN có liên quan: Để phục vụ cho công tác

kiểm tra thuế, việc nắm bắt một cách đầy đủ, tồn diện thơng tin về NNT là vơ cùng quan trọng. Do đó, ngồi những thơng tin từ hệ thống dữ liệu của CQT, cán bộ kiểm tra thuế còn cần sự phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin thƣờng xuyên với các cơ quan khác nhƣ cơng an, tịa án, kho bạc, ngân hàng, địa chính, UBND... Sự phối hợp nảy có ý nghĩa quan trọng trong xác định thơng tin về hoạt động kinh doanh và tình hình chấp hành pháp luật thuế của NNT.

TĨM TẮT CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1 luận văn đã nêu lên những vấn đề nền tảng về kiểm tra thuế đối với DN NNN nhƣ tổng quan về thuế, quy trình kiểm tra thuế đối với DN NNN, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế đối với DN NNN cũng nhƣ những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động này.

Nhƣ vậy trong chƣơng 1 đã trình bày lý luận tổng quan về nội dung kiểm tra thuế đối với DN NNN để làm cơ sở cho chƣơng 2 đánh giá thực trạng kiểm tra thuế đối với DN NNN tại Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh BRVT.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHU VỰC NGOÀI NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2017-2019

Chƣơng 2 của luận văn trình bày thực trạng cơng tác kiểm tra thuế đối với DN NNN trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu. Đây là cơ sở để tác giả nghiên cứu và đề xuất nhằm tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động này tại CCT Thành phố Vũng Tàu.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra thuế khu vực ngoài nhà nước để tăng thu ngân sách tại thành phố vũng tàu (Trang 32 - 36)