Khái quát về doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nƣớc tại Thành phố Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra thuế khu vực ngoài nhà nước để tăng thu ngân sách tại thành phố vũng tàu (Trang 41)

Vũng Tàu

2.3.1. Quy mô phát triển

Quy mô phát triển của DN NNN trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu đƣợc thể hiện trong Bảng 2.1 dƣới đây.

Bảng 2. 2 Quy mô phát triển của DN NNN trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu

Sơ đồ 2. 4 Quy mô phát triển của DN NNN trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu

(Nguồn: CCT TPVT) Có thể nhận thấy số DN NNN trên địa bàn tăng qua các năm, từ năm 2017 đến năm 2019, cả về số lƣợng và tốc độ tăng. Cụ thể nhƣ sau:

 Năm 2018 tăng 478 DN NNN so với năm 2017 (tăng 14,5%)  Năm 2019 tăng 625 DN NNN so với năm 2018 (tăng 16,6%).

Điều đó cho thấy thành phố Vũng Tàu có nhiều tiềm năng, thu hút đƣợc nhiều DN NNN b vốn đầu tƣ kinh doanh. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đặt ra cho các CQT trong vấn đề quản lý thuế và kiểm tra thuế đối với NNT này.

2.3.2. Ngành nghề kinh doanh

Với đặc thù là địa phƣơng có lợi thế về phát triển du lịch, kinh tế biển, khai thác dầu khí do đó các DN NNN ở Thành phố Vũng Tàu tập trung kinh doanh các ngành nghề liên quan đến lợi thế này.

Bảng 2. 3 Phân bổ DN NNN trên địa bàn TPVT theo ngành nghề

(Nguồn: CCT TPVT)

Sơ đồ 2. 5 Phân bổ DN NNN trên địa bàn TPVT theo ngành nghề

(Nguồn: CCT TPVT) Căn cứ vào số liệu thống kê nêu trên, có thể nhận thấy cơ cấu ngành nghề kinh doanh của các DN NNN trên địa bàn TPVT tƣơng đối đồng đều, tuy nhiên cao nhất

vẫn là lĩnh vực dịch vụ (luôn chiếm khoảng 37%-40%) trong các năm 2017, 2018 và 2019.

Bên cạnh đó, quy mơ của các DN NNN theo các ngành nghề đều tăng từ năm 2017 đến năm 2019. Tuy nhiên, trong khi tốc độ tăng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại và lĩnh vực khai thác, chế biến lâm, hải sản và thủ công mỹ nghệ tƣơng đối ổn định thì tốc độ tăng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lại cao hơn. Điều đó phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của TPVT khi có nhiều điều kiện để phát triển các dịch vụ về du lịch, cảng biển,…

2.4. Thực trạng công tác kiểm tra doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nƣớc tại Thành phố Vũng Tàu

2.4.1. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp

2.4.1.1. Kết quả thực hiện thu Ngân sách Nhà nước đối với doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước

Kết quả thực hiện thu NSNN đối với DN NNN tại CCT TPVT đƣợc thể hiện ở Bảng 2.4 dƣới đây.

Bảng 2. 4 Kết quả thực hiện thu NSNN đối với DN NNN qua các năm

Đvt: tỷ đồng

Sơ đồ 2. 6 Tình hình thu NSNN đối với DN NNN

(Nguồn: CCT TPVT)

Có thể thấy tổng thu NSNN đối với DN NNN tại CCT TPVT qua các năm đều tăng. Cụ thể nhƣ sau:

Năm 2018: tổng thu là 506,87 tỷ đồng, đạt 110,2% so với dự toán pháp lệnh, tăng 11,42% so với năm 2017. Trong đó: Thuế TNDN thu đƣợc 88,8 tỷ đồng, đạt 174,1% so với dự toán pháp lệnh và tăng 14,28% so với năm 2017. Thuế GTGT thu 412,72 tỷ đồng, đạt 102,2% so với dự toán pháp lệnh và tăng 10,9% so với năm 2017.

Năm 2019: tổng thu là 599,5 tỷ đồng, đạt 113,9% DTPL năm 2019 và bằng 118,27% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó: Thuế TNDN thu đƣợc 126,37 tỷ đồng, đạt 157% so với dự toán pháp lệnh và bằng 142,3% so với cùng kỳ năm 2018. Thuế GTGT thu 468,52 tỷ đồng, đạt 106,5% so với dự toán pháp lệnh và bằng 113,53% so với cùng kỳ năm 2018. Các khoản thuế khác năm 2019 đạt 4.61 tỷ đồng, chỉ đạt 86,17% so với năm 2018. Nguyên nhân là do sự giảm sút trong phần thu thuế về TTĐB, nguồn thu chủ yếu từ thuế khoán của các hộ kinh doanh karaoke.

Kế hoạch kiểm tra thuế tại trụ sở NNT hàng năm theo phân tích rủi ro và hàng năm Cục Thuế có văn bản giao số lƣợng kế hoạch kiểm tra.

Số lƣợng NNT đƣa vào kế hoạch kiểm tra cũng căn cứ vào số lƣợng nhân lực hiện có để đảm bảo hồn thành kế hoạch. Đồng thời, danh sách kế hoạch kiểm tra không đƣợc trùng với danh sách thanh tra của Cục Thuế tỉnh.

Bảng 2. 5 Tình hình hồn thành kế hoạch kiểm tra

(Nguồn: CCT TPVT)

Sơ đồ 2. 7 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra DN NNN

(Nguồn: CCT TPVT)

Kết quả trên cho thấy, từ năm 2017 đến năm 2019, CCT TPVT ln hồn thành kế hoạch kiểm tra. Tỷ lệ hoàn thành vƣợt 100% là do số doanh nghiệp thực tế đã đƣợc kiểm tra bao gồm cả số doanh nghiệp kiểm tra giải thể.

2.4.1.3. Tỷ lệ số doanh nghiệp kiểm tra trên tổng số doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước trên địa bàn

Theo yêu cầu của ngành thuế thì số doanh nghiệp đƣợc kiểm tra phải đạt đƣợc tỷ lệ tối thiểu là 18,5% trên tổng số doanh nghiệp đang quản lý. Biểu đồ dƣới đây cho thấy tỷ lệ này nhƣ sau:

Sơ đồ 2. 8 Tỷ lệ số doanh nghiệp đƣợc kiểm tra trên tổng số DN NNN

(Nguồn: CCT TPVT)

Theo kết quả báo cáo từ CCT TPVT, có thể đƣa ra một số nhận xét sau:

Một là, kế hoạch kiểm tra DN NNN qua các năm khơng có chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, vào năm 2019, khi số DN NNN tăng 16,6% so với năm 2018 thì số doanh nghiệp cần kiểm tra theo kế hoạch lại ít hơn (chỉ bằng 91,7% so với năm 2018). Có thể lý giải rằng do ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các doanh nghiệp đã đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, trong khi số doanh nghiệp phát sinh mới là 625 doanh nghiệp trong năm 2019 mà số doanh nghiệp cần kiểm tra lại giảm 38 doanh nghiệp (từ 458 doanh nghiệp theo kế hoạch trong năm 2018 giảm xuống còn 420 doanh nghiệp vào năm 2019). Nhƣ vậy rõ ràng việc lập kế hoạch kiểm tra tại CCT TPVT vẫn còn bất cập.

Hai là, tỷ lệ doanh nghiệp cần kiểm tra theo kế hoạch trên tổng số DN NNN mà CCT TPVT đang quản lý trong 3 năm 2017, 2018 và 2019 đều thấp dƣới 13% (Đặc biệt trong năm 2019 dƣới 10%). Tỷ lệ này chƣa đạt yêu cầu là 18,5% đã nêu trên. Bên cạnh đó, trong bối cảnh số DN NNN không ngừng tăng lên nhƣng số cán bộ chuyên trách kiểm tra thuế không đổi, cũng chứng t rằng số lƣợng về nguồn nhân lực làm nhiệm vụ này đang thiếu.

Vì vậy, mặc dù CCT TPVT đã hồn thành vƣợt mức kiểm tra DN NNN theo kế hoạch hàng năm, nhƣng nhận xét một cách khách quan thì công tác lập kế hoạch kiểm tra tại đơn vị vừa yếu, vừa thiếu.

2.4.1.3. Tỷ lệ người nộp thuế vi phạm

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1, tỷ lệ NNT vi phạm trên tổng số NNT đƣợc kiểm tra thể hiện mức độ chính xác trong cơng tác lập kế hoạch kiểm tra.

Kết quả kiểm tra đối với DN NNN tại CCT TPVT thể hiện dƣới đây.

Bảng 2. 6 Tỷ lệ DN NNN vi phạm

(Nguồn: CCT TPVT)

Sơ đồ 2. 9 Tỷ lệ DN NNN vi phạm

Tại CCT TPVT qua kiểm tra phát hiện những sai phạm chủ yếu của DN NNN là:

(i) Khơng xuất hóa đơn và kê khai doanh thu không đúng thực tế phát sinh thƣờng xảy ra tại các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng ăn uống; dịch vụ khách sạn; dịch vụ vận tải; hoạt động xây dựng cơ bản (nhà dân và đơn vị xây dựng vãng lai); vật liệu xây dựng; chế biến lâm sản; thuỷ hải sản; điện t , điện lạnh; c a hàng trang trí nội thất...

(ii) Kê khai doanh thu thấp hơn thực tế thanh toán, nhất là các trƣờng hợp cung cấp hàng hóa dịch vụ cho các cá nhân, hộ gia đình (Vì các đối tƣợng này s dụng tiền mặt và không cần lấy hoá đơn) thƣờng xảy ra tại các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng ăn uống; dịch vụ khách sạn; xe gắn máy; vật liệu xây dựng ...

(iii) Nhƣợng bán, trao đổi vật tƣ không ghi nhận doanh thu mà chỉ hạch toán thay đổi cơ cấu tài sản lƣu động bằng các bút tốn nhập, xuất, thu, chi hoặc cơng nợ phải thu, phải trả; bán phế liệu khơng xuất hóa đơn, khơng ghi nhận doanh thu hoặc hạch tốn giảm chi phí sản xuất.

(iv) Các doanh nghiệp sản xuất thƣờng xây dựng định mức vật tƣ cho một đơn vị sản phẩm cao hơn thực tế làm tăng chi phí ngun vật liệu, hoặc khơng xây dựng định mức vật tƣ làm khó khăn cho kiểm tra xác định của CQT.

(v) Về khấu hao tài sản cố định: Đƣa vào chi phí khoản trích khấu hao các tài sản khơng dùng cho SXKD, hoặc trích khấu hao cao hơn quy định; hoặc tài sản của cá nhân không phải là tài sản của doanh nghiệp.

(vi) Chi phí tiền lƣơng theo hợp đồng lao động và thực tế chi trả cho ngƣời lao động khó kiểm tra xác định, có trƣờng hợp doanh nghiệp chi trả thấp hơn hợp đồng lao động nhƣng hạch tốn chi phí tiền lƣơng theo hợp đồng lao động.

(vii) Kê khai khống chi phí vận chuyển…lập chứng từ khống chi phí nhân cơng, nhất là chứng từ th khốn lao động phổ thơng tại hiện trƣờng hợp thức hố phần chênh lệch giữa số thực chi thuê khoán và số đƣợc chi trả nhân công trong bảng quyết tốn giá trị cơng trình.

(viii) Có cơng trình đã đƣợc chủ đầu tƣ nghiệm thu thanh quyết toán nhƣng chƣa thanh toán tiền (nhà thầu) nên các doanh nghiệp khơng kê khai tính thuế; một

số cơng trình có giá trị xây lắp bổ sung, phát sinh sau khi lập dự toán doanh nghiệp chỉ kê khai giá trị hợp đồng chính cịn phần bổ sung, phát sinh khơng kê khai thuế.

(ix) Lợi dụng một số mặt chính sách của NN và cơng tác quản lý chƣa đồng bộ nên một số doanh nghiệp kê khai khống các chi phí phát sinh ngồi dự tốn, vƣợt so với định mức thiết kế kỹ thuật, với giá trị lớn nhằm khấu trừ thuế GTGT đầu vào và tăng chi phí, làm giảm thu nhập chịu thuế, giảm thuế TNDN.

Kết quả cho thấy tỷ lệ DN NNN vi phạm qua các năm đều trên 70%, chứng t việc lập danh sách các doanh nghiệp cần kiểm tra tƣơng đối chuẩn. Tuy nhiên, trong năm 2019, mặc dù số DN NNN đƣợc kiểm tra giảm 9,26% so với năm 2018 nhƣng số DN NNN sai phạm bị phát hiện ít hơn so với năm 2018, chỉ đạt 75,79%. Điều đó chứng t CCT TPVT gặp rất nhiều khó khăn trong cơng tác kiểm tra thuế đối với DN NNN trong năm 2019, đặc biệt là về kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ kiểm tra thuế.

2.4.1.4. Kết quả kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1, tỷ lệ NNT vi phạm trên tổng số NNT đƣợc kiểm tra thể hiện mức độ chính xác trong cơng tác lập kế hoạch kiểm tra.

Bảng 2. 7 Kết quả kiểm tra thuế đối với DN NNN

Sơ đồ 2. 10 Kết quả kiểm tra thuế đối với DN NNN

(Nguồn: CCT TPVT)

Kết quả trong Bảng trên cho thấy trong quá trình kiểm tra thuế đối với DN NNN, CCT TPVT đã phát hiện đƣợc nhiều sai phạm, và số tiền truy thu thuế và tiền phạt mỗi năm đều tăng. Tuy nhiên, qua kết quả trên, chúng ta có thể thấy xuất hiện một số vấn đề sau:

Thứ nhất, số DN NNN đã kiểm tra trong năm 2018 tăng 10,7% so với năm 2017, nhƣng tổng số tiền phạt và truy thu tăng 66,4%. Trong đó, số tiền truy thu thuế trong năm 2018 là 19,99 tỷ đồng, tăng 68,8% so với năm 2017; và số tiền x phạt vi phạm hành chính và phạt nộp chậm là 3,76 tỷ đồng, tăng 54,7% so với năm 2017. Nhƣ vậy trong năm 2018, công tác kiểm tra thuế đối với DN NNN tại CCT TPVT đƣợc thực hiện khá tốt khi phát hiện nhiều doanh nghiệp còn gian dối trong q trình khai báo và đóng thuế.

Thứ hai, số DN NNN đã kiểm tra trong năm 2019 chỉ bằng 90,74% so với năm 2018 trong khi đó số tiền phạt và truy thu về lại bằng 119,8% so với năm 2018. Thoạt nhìn thì đây là dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên nếu xem xét kỹ biểu đồ về kết quả kiểm tra thuế sẽ thấy có điều đáng lƣu tâm. Đó là dù tổng số tiền truy thu và

phạt sau kiểm tra trong năm 2019 tăng, nhƣng chủ yếu là do mức tăng tiền phạt do vi phạm hành chính và phạt nộp chậm (tăng hơn 300% từ 3,76 tỷ trong năm 2018 lên 11,32 tỷ trong năm 2019). Lý do chính khiến số tiền x phạt vi phạm hàn chính và phạt chậm nộp tăng năm 2019, là do việc xác định tiền chậm nộp tiền thuế là tiền chậm nộp (tiền thuế) - quy định thời hạn 10 năm trở về trƣớc, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Mặc dù quy định đã có hiệu lực 01/07/2013 tại khoản 32, khoản 35 Điều 1 và khoản 1 Điều 2 Luật số 21/2012/QH13 s a đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế nhƣng ngành thuế BR-VT mới thống nhất thực hiện từ năm 2019. Còn trƣớc đó (năm 2017, 2018), áp dụng tiền chậm nộp tiền thuế là tiền phạt chậm nộp - quy định thời hiệu x phạt là 05 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm đƣợc thực hiện. (do đó những trƣờng hợp quá thời hiệu nên chỉ có số thuế truy thu mà khơng có x phạt chậm nộp tiền thuế).

Số tiền truy thu thuế trong năm 2019 lại giảm 14,26% so với năm 2018. Nhƣ vậy việc truy thu thuế chƣa hiệu quả, mà một trong những ngun nhân chính là do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ thuế chuyên trách. Bên cạnh đó, mức phạt do vi phạm hành chính và phạt nộp chậm tăng đột biến cho thấy ý thức tuân thủ, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của NNT còn chƣa cao, đồng thời nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, phải giải thể cơng ty mà khơng có khả năng nộp phạt.

2.4.1.5. Số tiền truy thu bình quân

Số tiền truy thu bình quân một NNT sau kiểm tra đối với công tác kiểm tra DN NNN tại CCT TPVT thể hiện trong Bảng dƣới đây.

Bảng 2. 8 Số tiền truy thu một DN NNN sau kiểm tra

Sơ đồ 2. 11 Số tiền truy thu một DN NNN sau kiểm tra

(Nguồn: CCT TPVT)

Chỉ tiêu mà CCT TPVT đƣa ra cho tiêu chí số tiền truy thu bình quân một NNT sau kiểm tra đối với công tác kiểm tra DN NNN là 45 triệu, tuy nhiên kết quả cho thấy các năm 2017, 2018 và 2019 đều khơng đạt chỉ tiêu này. Nếu nhìn nhận một cách tích cực thì có thể đây là dấu hiệu tốt khi doanh nghiệp có ý thức chấp hành pháp luật về thuế tốt hơn. Tuy nhiên, CCT TPVT cũng cần rà soát, đánh giá lại để xác định liệu rằng việc lựa chọn doanh nghiệp để kiểm tra của mình đã chính xác hay chƣa, tránh trƣờng hợp b sót những doanh nghiệp vi phạm, gây thất thu cho NSNN.

2.4.1.6. Tình hình nợ thuế của doanh nghiệp sau kiểm tra

Sau khi kiểm tra, các DN NNN đã thực hiện việc nộp tiền phạt và truy thu của mình, tuy nhiên vẫn cịn tình trạng nợ đọng dồn vào năm sau. Tình hình nợ của DN NNN sau kiểm tra tại CCT TPVT qua các năm nhƣ sau:

Bảng 2. 9 Tình hình nợ thuế của DN NNN sau kiểm tra

(Nguồn: CCT TPVT)

Sơ đồ 2. 12 Tình hình nợ thuế của DN NNN sau kiểm tra

(Nguồn: CCT TPVT)

Có thể thấy tình hình nợ thuế sau kiểm tra của các DN NNN tại TPVT vẫn còn ở mức cao (trên 20%) trong khi nhiệm vụ thu quy định sau kiểm tra mà CCT TPVT phải đạt tối thiểu là 80%. Nhƣ vậy, CCT TPVT cần sao sát hơn trong việc theo dõi tình hình nợ và có biện pháp đơn đốc thu đối với các DN NNN sau kiểm tra phải thanh tốn đầy đủ các khoản nợ của mình để góp phần hồn thành chỉ tiêu thu nợ 5% trên tổng thu ngân sách của CCT TPVT.

2.4.2. Kết quả khảo sát cán bộ thuế tại Chi cục Thuế Thành phố Vũng Tàu

Để có cái nhìn khách quan hơn về công tác kiểm tra thuế tại CCT TPVT, tác giả tiến hành khảo sát tồn bộ cán bộ cơng chức đang làm việc tại đơn vị. Để thiết lập bảng khảo sát, tác giả tiến hành ph ng vấn lấy ý kiến của 10 cán bộ là những

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra thuế khu vực ngoài nhà nước để tăng thu ngân sách tại thành phố vũng tàu (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)