1.96 Nghiên cứu về đổi mới cơng nghệ của Việt Nam cịn khá hạn chế, điển
hình có
1.97 Theo Hiền và Hương (2019), việc ứng dụng FinTech trong kinh doanh ngân
hàng đã hiện diện trên thế giới và hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng khơng phải ngoại lệ. Trong đó, nổi bật nhất là việc ứng dụng các tiến bộ của Cách mạng Côngnghệ 4.0 như Điện toán đám mây, Robot và Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data) và Internet kết nối vạn vật (IoT _ Internet of things), công nghệ Blockchain và sổ cái phân tán, Giao diện chương trình ứng dụng (API-Application Programming Interface). Thông qua phân tích các nhân tố trên, kết quả chỉ ra rằng, việc áp dụng FinTech ở Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, lĩnh vực ngân hàng, tài chính đi tiên phong trong nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học của Cách mạng 4.0 để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, áp dụng các mơ hình mới như e-Banking, ngân hàng điện tử để tối ưu hố q trình thanh tốn, giao dịch. Tuy nhiên, một số yếu tố như thiếu hành lang pháp lý đồng bộ, sự phát triển không đồng đều về công nghệ giữa các ngân hàng, hạn chế về hạ tầng thanh toán, an ninh bảo mật và nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao đã khiến cho việc ứng dụng FinTech vào lĩnh vực ngân hàng bị giới hạn. Hiền và Hương (2019), nhấn mạnh một số yếu tố quan trọng sau: (1) cần tạo khuôn khổ pháp lý cần thiết phát triển công nghệ số, đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng dụng của các định chế tài chính nói chung, các ngân hàng nói riêng, (2) cần tạo dựng cơ sở hạ tầng, nền tảng công nghệ chung và xây dựng, hình thành hệ sinh thái cần thiết cho công nghệ số phát triển, tạo sự kết nối, liên thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu thuận lợi giữa các hệ thống công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nói chung, các ngân hàng nói riêng. (3) cần tăng cường công tác quản lý an ninh mạng. (4) công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao kiến thức tài chính trong xã hội về kinh tế số, tài chính số cần được quan tâm đẩy mạnh, giúp cho người dùng sử dụng đúng cách, biết tự bảo vệ mình.
1.98 Linh và Nga (2017) phân tích định chế tài chính truyền thống ở Việt Nam với
làn sóng FinTech, cơ hội và thách thức của FinTech ở Việt Nam. Các định chế tài chính truyền thống ở Việt nam thấy rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của FinTech trong dịch vụ tài chính. Hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều có internet banking, mobile banking đã và đang dần hồn thiện. Các cơng ty cung cấp dịch vụ thanh toán tại Việt Nam đang coi FinTech là cơ hội nhiều hơn là thách thức. Các cơng ty chứng khốn, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm cũng dành ngân sách lớn cho mảng an ninh mạng, quản trị khách hàng. Liên quan đến cơ hội dành cho FinTech, nhiều người dân ở tỉnh lẻ, vùng nơng thơn chưa có cơ hội tiếp cận các dịch vụ thanh tốn điện tử, Việt Nam có dân số đơng, người trẻ am hiểu và yêu thích sử dụng các dịch vụ, sản phẩm công nghệ, mức độ tiếp cận mạng Internet lớn, người dân cịn giữ thói quen và sở thíchchi tiêu tiền mặt và ít có nhu cầu thanh tốn phi tiền mặt, nhiều người có nhu cầu vay,
trong khi với sự trợ giúp của công nghệ, nhất là công nghệ blockchain, việc đi vay sẽ trở nên dễ dàng hon với chi phí rẻ hơn. Cho nên xu hướng sử dụng dịch vụ trực tiếp, thanh tốn online vẫn cịn rất nhiều cơ hội cho các công ty FinTech. về thách thức mà các công ty FinTech phải đối mặt, các định chế tài chính có thể chọn đầu tư vào các dự án FinTech trong nội bộ của các định chế hơn là đầu tư vào các cơng ty FinTech mới khởi nghiệp, tìm ra một dự án FinTech đầy tiềm năng cũng là một vấn đề nan giải, việc tiếp cận, giữ chân khách hàng có tính cạnh tranh cao, việc quản lý khách hàng có vai trị quan trọng, các tổ chức tài chính truyền thống và các cơng ty khởi nghiệp FinTech phải đối mặt với các yêu cầu pháp lý khác nhau dựa trên loại dịch vụ tài chính mà họ cung cấp. Linh và các cộng sự (2017) cũng nhấn mạnh rằng các định chế truyền thống ở Việt Nam và các công ty FinTech cần phối hợp để khắc phục những khiếm khuyết của 2 bên để tăng trưởng.
1.99 Trong báo cáo “ơn định tài chính quốc gia trong bối cảnh cách mạng cơng nghệ
4.0 thông qua sự hơp tác ngân hàng - FinTech”, Dương, Yến và Nhung (2020) phân tích sâu hơn về sự hợp tác của ngân hàng và các cơng ty FinTech, ổn định tài chính tại Việt Nam và nhấn mạnh sự hỗ trợ từ chính phủ đối với q trình hợp tác ngân hàng - FinTech nhằm ổn định an ninh quốc gia. Hiện nay, ứng dụng FinTech đã được phát triển trong năm lĩnh vực, ở cả phạm vi bán lẻ và bán buôn, bao gồm thanh toán và thanh toán bù trừ, tiền gửi, cho vay và huy động vốn, bảo hiểm, quản lý đầu tư và các hoạt động hỗ trợ thị trường (FSB, 2017). Việc sử dụng FinTech trong các hoạt động tài chính cho phép các bên tham gia giao dịch trực tiếp mà khơng cần thơng qua các định chế trung gian tài chính truyền thống, qua đó, góp phần gia tăng ổn định tài chính (Weller, 2013; Schimel, 2016; Velde, 2016; FSB, 2017; CGFS, 2017; Carney, 2017). Đóng góp của FinTech thể hiện như sau: (1), FinTech tạo ra sự phân tán và đa dạng hóa trong hệ thống tài chính. (2), FinTech gia tăng hiệu quả vận hành thơng qua gia tăng khả năng cạnh tranh, hỗ trợ hoạt động ổn định của các định chế tài chính. (3), FinTech đảm bảo tính minh bạch của thơng tin, giảm thiểu tình trạng thơng tin bất cân xứng, qua đó giúp đánh giá đúng rủi ro và hỗ trợ định giá chính xác. (4), FinTech tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế khác nhau, bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã phê duyệt một số đề án nhằm ứng dụng và phát triển cơng nghệ, qua đó tạo điều kiện cho cáccơng ty FinTech phát triển cũng như khuyến khích việc sử dụng công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Một số đề án như chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 (Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014), đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016), đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế (Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/9/ 2016), đề án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 ( Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/ 2016 ), đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành Cơng Thương giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 31/5/2017), thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực cơng nghệ tài chính (Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/3/ 2017, đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo (Quyết
định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017) (Hà & ctg, 2018). Điều đó chứng tỏ rằng, làn sóng ứng dụng FinTech đang có tác động lớn đến các định chế tài chính truyền thống và chính phủ Việt Nam cũng đang rất quan tâm tới việc đảm bảo ổn định tài chính quốc gia đi đôi với việc ứng dụng FinTech, giảm thiểu rủi ro để phát triển nền kinh tế ở tầm vĩ mô.