Tình hình nghiên cứu về ứng dụng cơng nghệ tàichín hở nước ngồ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến KHẢ NĂNG áp DỤNG CÔNG NGHỆ tài CHÍNH ở VIỆT NAM (Trang 37 - 42)

1.100Có nhiều nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của độ tuổi đến sự ứng dụng FinTech

như nghiên cứu của Karsh, Arqawi và Daqar (2020), Brodmann, Rayíield, Hassan, & Mai, (2018). Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 thế hệ Millennials và Gen Z là động lực chính để các cơng ty FinTech và Ngân hàng số hố các dịch vụ tài chính trên các thiết bị kĩ thuật số như điện thoại thông minh, cung cấp các dịch vụ trên các kênh kỹ thuật số như ngân hàng điện tử và ngân hàng di động. Trong đó, Millennials là những người được sinh ra giữa các năm 1980 và 2000 còn Gen Z là những người được sinh sau năm 2000, cả 2 thế hệ đều chọn 3 dịch vụ sau: dịch vụ thanh toán, quản lý tài sản và cố vấn robot. Carlin, Olafsson và Pagel (2017) cho rằng động lực chính đằng sau sự áp dụng FinTech cao nhất của 2 thế hệ Millennials và Gen Z là mức độ nhận thức cao về FinTech và độ tuổi trẻ. Vahrenkamp (2017) giải thích thêm rằng, Gen Z là thế hệ sinh ra với công nghệ, phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn, nhận thức về tài chính và có trách nhiệm kiểm soát các vấn đề tài chính cao hơn thế hệ Millennials nên sẽ có ảnhhưởng đáng kể đến các cơng ty và ngân hàng nếu chậm hoặc không thể đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng của Gen Z.

1.101Một nghiên cứu điển hình của Jouda (2020) về mơ hình Tam mở rộng và điều

tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Mobile banking của người tiêu dùng cho thấy giới tính cũng là 1 yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng FinTech. Trong đó, Mobile banking (m-banking) - ngân hàng di động cho phép người tiêu dùng thực hiện các giao dịch tài chính mà khơng bị ràng buộc về thời gian và không gian thơng qua các thiết bị di động có hỗ trợ Internet như điện thoại thông minh. Theo kết quả khảo sát thì sau khi khách ngân hàng hồn thành 612 bảng câu hỏi hợp lệ về Mobile banking, tỉ lệ nam giới chiếm 64,1 % và tỉ lệ nữ giới chiếm 35,9 %. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Mohamed và Mohammed (2012) thì tỉ lệ nam giới là 72.9%. Điều đó chứng tỏ rằng khách hàng chủ yếu của các ứng dụng FinTech là nam giới nhưng tỉ lệ khách hàng nữ quan tâm đến FinTech đang tăng lên ở nhiều quốc gia nên việc ứng dụng FinTech trong các định chế tài chính cần chú ý đến các đặc điểm, tâm lý của giới tính khách hàng để thu được lợi nhuận cao nhất.

1.102Imran Gulamhuseinwala, Bull và Lewis (2015) nhấn mạnh rằng FinTech đang

được sử dụng nhiều ở những người có thu nhập cao. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng FinTech là thấp (6%) đối với những người có thu nhập dưới 30000 đơ la Mỹ, mức sử dụng là cao hơn (44,1 %) đối với những người có thu nhập từ 150000 đô la Mỹ trở lên. Tỉ lệ này phản ánh sự quan tâm lớn của những người có thu nhập cao hơn đối với các sản phẩm đầu tư và chuyển tiền, các đề xuất FinTech được nhóm này quan tâm nhất. Ngược lại, những người được hỏi có thu nhập thấp hơn có xu hướng sử dụng tiết kiệm và đầu tư ít hơn nhiều sản phẩm và ít hơn 3% đã mua bảo hiểm hoặc vay tiền thông qua FinTech.

1.103Stewart và Jurjens (2018) trong nghiên cứu về bảo mật dữ liệu và sự tin tưởng

của người dùng đối với đổi mới FinTech ở Đức bằng việc phân tích thực nghiệm các yếu tố lịng tin khách hàng, bảo mật dữ liệu, giá trị gia tăng, giao diện thiết kế người dùng và quảng cáo FinTech thơng qua mơ hình TAM và Wang và các cộng sự (2003) đã chỉ ra rằng, những cản trở chính đối với sự đổi mới và áp dụng FinTech là các vấn đề bảo mật dữ liệu, giao diện thiết kế người dùng kém và sự thiếu tin tưởng của khách hàng. Khách hàng sẵn sàng khám phá các sản phẩm hấp dẫn và đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng sử dụng. Nghiên cứu của Egger, Donahue, Berger và Sasse (được trích dẫnbởi Stewart và Jurjens, 2018) cho thấy khả năng sử dụng, tính hấp dẫn và nhận thức là các yếu tố quyết định yếu tố của niềm tin trong mơ hình và nhiều nhà nghiên cứu khác cũng nhấn mạnh điều này Donahue và các cộng sự (1999), Kim và Moon (1998), Berger và Sasse (2001), Egger (2003). Hơn nữa, các cuộc tấn công vào mạng không dây và hệ thống điều hành của nền tảng ngân hàng di động vẫn là một vấn đề lớn trong bối cảnh nghiên cứu bảo mật dữ liệu. Các cuộc tấn cơng này đã làm mất lịng tin của khách hàng trong thanh tốn giao dịch trực tuyến vì rủi ro cao đối với các giao dịch không được chấp nhận từ những người không được phép. Rõ ràng là các yếu tố phản kháng trở thành mối quan tâm chính đối với cơng việc áp dụng FinTech là các vấn đề về quyền riêng tư và dữ liệu bảo mật. Do đó, những rủi ro lại trở thành mối quan tâm của khách hàng hơn giá trị sản phẩm.

1.104Theo nghiên cứu của Niu, Wang, và Zhou (2017), bằng cách khai thác sự thay

đổi của Luật Giáo dục bắt buộc Trung Quốc trong những năm 1980 và ảnh hưởng đến hướng sử dụng các dịch vụ FinTech khác nhau tại hộ gia đình theo bộ dữ liệu CHFS, kết quả chỉ ra rằng trình độ giáo dục ở Trung Quốc có ảnh hưởng quan trọng về mặt thống kê và kinh tế đến việc sử dụng các dịch vụ FinTech khác nhau, bao gồm ngân hàng kỹ thuật số, thanh toán qua điện thoại di động, quản lý tài sản số và tín dụng tiêu dùng số.

1.105Theo Dahlberg, Mallat, Ondrus, và Zmijewska (2008), thanh toán qua di động

là thanh toán cho những sản phẩm, dịch vụ và hoá đơn với một thiết bị di động (như là điện thoại di động, điện thoại thông minh, trợ lý kĩ thuật số cá nhân (PDA)) bằng ứng dụng thành tựu trong công nghệ truyền thông không dây và các công nghệ giao tiếp khác. Theo Liébana-Cabanillas, García-Maroto, Munoz-Leiva, và Iviane Ramos-de- Luna (2020), thanh toán di động và ứng dụng ví điện tử như Apple Pay có tác động tích cực đến 5 lĩnh vực kinh doanh chính là: khách hàng, cạnh tranh, dữ liệu, tính đổi mới và giá trị. Hơn thế nữa, thanh tốn di động cịn là nhân tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Các hệ thống thanh toán qua điện thoại, tiêu biểu là ứng dụng ví điện tử Apple Pay trở thành kênh cạnh tranh và hợp tác giữa các cơng ty và người tham gia với nhiều tiện ích hơn, vượt qua những trở ngại về khoảng cách địa lý, thời gian, tốc độ thanh tốn và lượng thơng tin lưu trữ. Cũng theo Garrett, Rodermund, Anderson, Berkowitz và Robb (2014), sau khi khảo sát 15060 người tiêu dùng Mỹ, những người trẻ tuổi, nam giới, dân tộc thiểu số, có thu nhập cao hơn mứctrung bình có xu hướng sử dụng thanh tốn qua di động cao. Sự ứng dụng công nghệ

này ở Mỹ đã trở nên thấp hon so với các quốc gia khác. Theo Báo cáo FinTech Việt Nam 2020, tính đến tháng 10 năm 2020, Việt Nam có 39 nhà cung cấp dịch vụ thanh tốn phi ngân hàng được cấp phép, với 5 ứng dụng ví điện tử lớn nhất là MoMo, Payoo, Moca, ZaloPay và ViettelPay, điều này chứng tỏ việc áp dụng FinTech trong dịch vụ thanh toán di động đang được các doanh nghiệp và nhà nước quan tâm sâu sắc dưới sự tác động của làn sóng FinTech và trong cơng cuộc chuyển đổi số.

1.106Theo Furst, Lang, và Nolle (2000), “ngân hàng Internet” là một ngân hàng cung

cấp cho khách hàng khả năng giao dịch kinh doanh với ngân hàng thơng qua Internet, cịn Internet banking - Ngân hàng trực tuyến đề cập đến việc sử dụng Internet như một kênh cung cấp dịch vụ ngân hàng từ xa. Các dịch vụ này bao gồm các dịch vụ truyền thống, chẳng hạn như mở tài khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền giữa các tài khoản khác nhau và các dịch vụ ngân hàng mới như xuất trình và thanh tốn hố đon điện tử. Theo Saeidipour, Ranjbar, Ranjbar (2013), những người áp dụng đổi mới sớm có những đặc điểm như trình độ học vấn, địa vị xã hội, lòng tự trọng và thu nhập cao, vì vậy chính

phủ, các ngân hàng, người quản lí nên có các chiến lược hợp lí để tiếp cận các nhóm khách hàng dựa trên giới tính, độ tuổi và trình độ giáo dục. Qua đó, thúc đẩy việc áp dụng Internet banking dựa trên trải nghiệm dịch vụ Internet tốt, những chưong trình nâng cao hiểu biết và kĩ năng về máy tính, mạng Internet dành cho khách hàng. Theo Tan, Teo (2000), ý định áp dụng Internet banking có thể được dự đoán bởi các yếu tố kiểm soát hành vi từ co sở nhận thức nhưng không phải là các yếu tố chủ quan, các yếu tố co bản có thể đánh giá bao gồm: lợi thế tưong đối, khả năng tưong thích với các giá trị, kinh nghiệm và nhu cầu của khách hàng. Thêm vào đó, việc kiểm sốt hành vi nhận thức chỉ thật sự hiệu quả khi dựa vào yếu tố cá nhân và sự hỗ trợ của chính phủ trong khi sự hỗ trợ cơng nghệ lại khơng có ảnh hưởng quan trọng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến KHẢ NĂNG áp DỤNG CÔNG NGHỆ tài CHÍNH ở VIỆT NAM (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w