Phân loại mức độ nặng của đợt cấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện. (Trang 25 - 27)

Chẩn đoán mức độ nặng đợt cấp là một quyết định quan trọng trong xử trí, nhưng khái niệm về mức độ nặng đợt cấp còn phức tạp. Khái niệm này bao gồm ít nhất hai yếu tố: mức độ nặng của BPTNMT và các thay đổi cấp tính được tạo ra do bản thân đợt cấp. Trên cơ sở này, một trường hợp BPTNMT nặng có thể sẽ rơi vào đợt cấp nặng chỉ với các thay đổi rất ít so với tình trạng cơ bản.

Anthonisen N.R. và cộng sự (1987) là những tác giả đầu tiên đưa ra tiêu chuẩn phân loại mức độ nặng đợt cấp, dựa trên ba triệu chứng chính: tăng khó thở, tăng lượng đàm và tăng đàm mủ. Trên cơ sở này các tác giả phân đợt cấp thành ba dạng (type). Type I (nặng): nếu có cả ba triệu chứng. Type II (trung bình): nếu có hai trong ba triệu chứng. Type III (nhẹ): nếu có một triệu chứng và kèm theo một trong các triệu chứng phụ sau: có triệu chứng nhiễm trùng hơ hấp trên trong vịng 5 ngày trước đó, sốt khơng do ngun nhân khác, tăng ho hoặc khị khè hoặc tăng nhịp tim hay

nhịp thở 20% so với trạng thái bình thường. Điều trị kháng sinh là cần thiết đối với type I, kém rõ ràng với type II và III [15]. Phân loại này dễ áp dụng và được sử dụng rộng rãi trong các thử nghiệm lâm sàng, nhưng xu hướng thiên về đợt cấp do nhiễm trùng [7].

Burge S. và cộng sự (2003), dựa vào mức độ địi hỏi điều trị corticoid và thay đổi khí máu động mạch để chia ra các mức độ của đợt cấp [16].

Đợt cấp nhẹ: phải điều trị kháng sinh, nhưng khơng cần corticoid tồn thân.

Khí máu động mạch khơng có biểu hiện của suy hơ hấp

Đợt cấp trung bình: phải điều trị corticoid tồn thân cùng với có hoặc khơng có

kháng sinh. Khí máu động mạch khơng có biểu hiện của suy hô hấp

Đợt cấp nặng: suy hô hấp type 1, với giảm PaO2 nhưng không ứ đọng PaCO2

và khơng có toan hóa máu.

Đợt cấp rất nặng: suy hơ hấp type 2 cịn bù, với biểu hiện thiếu oxy và ưu than

máu, khơng có nhiễm toan máu.

Đợt cấp đe dọa tính mạng: suy hơ hấp type 2 mất bù, với biểu hiện ưu thán và

nhiễm toan máu (PaCO2 > 45mmHg, pH < 7,35)

Hướng dẫn của ATS/ERS (2004): dựa chủ yếu trên các đánh giá lâm sàng và đưa ra ba mức độ nặng có tính định lượng tương đối đối với từng yếu tố nặng. Ở mức độ II bệnh nhân cần nhập viện và mức độ III cần được điều trị ở đơn vị chăm sóc đặc biệt. Sử dụng kháng sinh được ủng hộ trong đợt cấp mức độ II và III [32].

Hướng dẫn của GOLD (2020), chia mức độ nặng của đợt cấp thành 3 nhóm phục vụ cho phân loại điều trị như sau:

Điều trị tại nhà (nhẹ): đợt cấp nhẹ, khơng có các dấu hiệu lâm sàng nặng như:

Sử dụng các cơ hô hấp phụ; Co rút cơ gian sườn; Tiến triển nặng thêm hoặc mới xuất hiện tím tái da niêm mạc; Phù ngoại vi tiến triển; Huyết động không ổn định; Suy sụp về thể trạng.

Nhập viện điều trị (nặng): tăng nặng các triệu chứng như khó thở đột ngột

nặng lên ngay cả khi nghỉ ngơi; BPTNMT nền nặng; Xuất hiện các dấu hiệu thực thể mới như tím tái, phù ngoại vi; Thất bại với điều trị ban đầu; Có các bệnh đồng mắc

nặng như suy tim, loạn nhịp mới; Tần suất đợt cấp nhiều; Cao tuổi; Thiếu sự hỗ trợ của gia đình.

Điều trị ICU (rất nặng): Khó thở nặng đáp ứng kém với điều trị cấp cứu ban

đầu; Thay đổi trạng thái tâm thần kinh như lẫn, lơ mơ, hôn mê; Giảm dai dẳng hoặc xấu đi của độ bão hòa oxy máu (PaO2 < 40mmHg) và/hoặc toan hô hấp nặng (pH < 7,25) dù đã hỗ trợ oxy và thơng khí khơng xâm nhập; Có chỉ định thơng khí cơ học xâm nhập; Huyết động khơng ổn định, cần dùng thuốc vận mạch [1].

Với các đợt cấp nặng phải nhập viện, GOLD (2017) dựa vào lâm sàng và xét nghiệm khí máu để phân mức độ nặng đợt cấp làm 3 nhóm [3].

Nhóm I (Khơng suy hơ hấp): tần số thở 20 – 30 lần/phút, không sử dụng cơ hô

hấp phụ, không rối loạn ý thức, giảm oxy máu có cải thiện khi hỗ trợ oxy với FiO2 28 – 35%

Nhóm II (Suy hơ hấp cấp – khơng đe dọa tính mạng): tần số thở > 30 lần/phút,

sử dụng cơ hô hấp phụ, không rối loạn ý thức, giảm oxy máu có cải thiện khi hỗ trợ oxy với FiO2 35 – 40%, PaCO2 tăng 50 – 60mmHg

Nhóm III (Suy hơ hấp cấp – đe dọa tính mạng): tần số thở > 30 lần/phút, sử

dụng cơ hô hấp phụ, rối loạn ý thức cấp tính, giảm oxy máu khơng cải thiện khi hỗ trợ oxy với FiO2 > 40%; Tăng PaCO2 > 60mmHg hoặc có toan máu. Chỉ định điều trị hồi sức tích cực nên được lựa chọn sớm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w