Phương pháp xác định giá trị tiên lượng tử vong trong đợt cấp của các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện. (Trang 66 - 67)

- Chẩn đoán đợt cấp nặng nhập viện [33]:

2.3.2.3. Phương pháp xác định giá trị tiên lượng tử vong trong đợt cấp của các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng:

tố lâm sàng và cận lâm sàng:

- Đánh giá kết quả điều trị đợt cấp: chia đối tượng nghiên cứu thành 2 nhóm tử vong và khơng tử vong.

- Phân tích giá trị các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng tiên lượng tử vong trong đợt cấp. - Phân tích hồi quy đơn biến: Tiến hành phân tích hồi quy đơn biến tất cả các biến số lâm sàng và cận lâm sàng có liên quan đến nguy cơ tử vong trong đợt cấp được ghi nhận để tìm các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến nguy cơ tử vong của bệnh nhân trong đợt cấp.

- Phân tích hồi quy đa biến: Thực hiện phân tích đa biến với các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến nguy cơ tử vong ở phân tích đơn biến để xác định các yếu tố thực sự có giá trị tiên lượng độc lập tử vong đợt cấp.

- Xác định giá trị tiên lượng tử vong của tổ hợp các yếu tố có giá trị:

+ Từ phân tích đa biến, chúng tơi chọn được 5 yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng có giá trị tiên lượng độc lập tử vong gồm: rối loạn ý thức (Confusion: C), khó thở nặng (Dyspnea: D), toan hóa máu (Acidosis: A), tăng PCT máu (Procalcitonin: P) và viêm phổi (Pneumonia).

+ Tổ hợp 5 yếu tố trên thành một thang điểm và viết tắt là CDAPP

+ Để thuận lợi trong cách sử dụng chúng tơi cho mỗi yếu tố được tính tương ứng 1 điểm và tổng điểm tối đa của tổ hợp thang điểm CDAPP là 5.

Bảng 2.2. Thang điểm CDAPP

Các yếu tố Điểm

Có Khơng

Rối loạn ý thức (Confusion: C) 1 0

Khó thở nặng (Dyspnea: D) 1 0

Toan hóa máu (Acidosis: A) 1 0

Tăng PCT máu (Procalcitonin: P) 1 0

Viêm phổi (Pneumonia: P) 1 0

+ Kiểm định tính phù hợp và tính phân biệt của thang điểm CDAPP: sử dụng đường cong ROC để xác định khả năng tiên lượng tử vong dựa vào diện tích dưới đường cong và xác định điểm cắt có khả năng tốt nhất tiên lượng tử vong của thang điểm tổ hợp. So sánh với 2 thang điểm tham cứu là BAP-65 và CURB-65.

+ Xác định giá trị tiên lượng tử vong trong đợt cấp của thang điểm CDAPP: tính độ nhạy, đặc hiệu, giá trị tiên đốn dương và tiên đoán âm trong tiên lượng nguy cơ tử vong của CDAPP.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện. (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w