2.3. Phương pháp xử lý số liệu
2.3.1. Nguồn thông tin bên trong
Nguồn thông tin bên trong Cục Thuế: là các số liệu và tài liệu được lấy từ báo cáo quý, tổng kết ngành, các báo cáo tổng kết công tác thu thuế, báo cáo tổng hợp thu thuế nội địa trong năm 2017-2019.
Thơng tin về q trình hình thành và phát triển của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.Các quy định, chắnh sách về Luật thuế gián thu; Quy trình đăng ký thuế, quy trình kê khai thuế.
Các số liệu liên quan đến dự toán pháp lệnh, đến số thu ngân sách nhà nước;Các bản tin nội bộ ngành Thuế.
Phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức; thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh đối chiếu, số bình quân, số tuyệt đối và số tương đối được sử dụng chủ yếu ở Chương 3 nhằm khái quát công tác quản lý thu thuế gián thu tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Qua đó phân tắch tổng hợp thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình quản lý thu thuế gián thu, thống kê số liệu từ năm 2017 2019 so sánh, đối chiếu, đánh giá thực trạng quản lý thu thuế gián thu tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc có những mặt mạnh, mặt tồn tại nào từ đó đề xuất các biện pháp hồn thiện quản lý thu thuế gián thu đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương.
Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:
So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tắch và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tắnh toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra ngun nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
Trong đó:
+ Yt : Số liệu kỳ phân tắch. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.
+ ∆y : Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tắch và kỳ gốc.
Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tắch được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
Trong đó:
+ Yk : Số liệu thành phần. + Y : Số liệu tổng hợp.
+ Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.
Tốc độ thay đổi: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tắch và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tắch, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết.
Trong đó:
+ Yt : Số liệu kỳ phân tắch. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.
+ R∆y (%): Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tắch và kỳ gốc.
Trong luận văn, phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng các lĩnh vực hoạt động, số thu ngân sách tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3.2. Nguồn thông tin bên ngồi
Nguồn thơng tin bên ngoài: được thu thập từ các loại sách báo, tạp chắ, từ trang web ngành Tài chắnh như thơng tin về tình hình chắnh trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...
2.3.3. Cách xử lý số liệu
Diễn giải số liệu thông qua các con số rời rạc:Mô tả các sự kiện bằng những con số rời rạc là hình thức thơng dụng và phổ biến trong các bài nghiên cứu khoa học. Việc diễn giải sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin định lượng để có thể so sánh với nhau, sử dụng trong trường hợp số liệu thuộc các sự vật riêng lẻ, không mang tắnh hệ thống, không thành chuỗi thời gian.
Sử dụng kết quá số bộ HSKT mà NNT đã được cấp mã số thuế, kết quả kê khai thuế và thu nộp từ thuế gián thu hàng năm theo nguồn Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc
Sử dụng kết quả thu NSNN từ thuế gián thu trên địa bàn so với thực tế kế hoạch giao để phân tắch thực trạng công tác quản lý thu thuế gián thu,
Sử dụng chỉ tiêu đánh giá chi tiết từng loại thuế gián thu theo tắnh chất để so sánh với tổng số thuế gián thu thu được hàng năm, từ đó rút ra tỷ trọng của từng loại để phân tắch.
Đánh giá thực trạng về mơ hình tổ chức của lực lượng làm Công tác Quản lý thu thuế gián thu và công tác quản lý thuế nói chung,
Đánh giá thực trạng về Cơng tác Tuyên truyền hỗ trợ NNT,
Đánh giá thực trạng về Công tác Đăng ký thuế; Kê khai và kế tốn thuế. Đánh giá thực trạng về Cơng tác thanh kiểm tra thuế,
Đánh giá thực trạng về hạ tầng công nghệ thông tin ngành Thuế
Đánh giá thực trạng về các mức độ hài lòng của NNT, quy trình thực hiện cơng tác quản lý thuế của cán bộ thuế
CHƢƠNG 3.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁN THU TẠI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Khái quát về Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc.
Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ ngày 01/01/1997 cùng với sự tái lập của tỉnh Vĩnh Phúc theo Quyết định số 1132/QĐ Ờ BTC ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chắnh, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phắ, lệ phắ và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Thời điểm năm 2017, cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc gồm 14 Phòng chức năng, 09 Cục thuế thuế tỉnh, thị xã, thành phố với trên 500 cán bộ cơng chức. Trong đó cán bộ nữ chiếm khoảng 35%; 68,4% cán bộ là Đảng viên; trên 73% cán bộ cơng chức có trình độ đại học và trên đại học.
Năm 2018, triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII quy định một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chắnh trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả; ngày 13/4/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chắnh đã ban hành Quyết định số 520/QĐ-BTC phê duyệt Kế hoạch triển khai, sắp xếp, sáp nhập Cục thuế các quận, tỉnh, thị xã, thành phố thành Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố. Ngành Thuế đã chủ động, tắch cực để sắp xếp sáp nhập lại các Chi cục Thuế thành các Chi cục Thuế khu vực.
3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý
Tắnh đến thời điểm hiện tại, cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Thuế Vĩnh Phúc gồm 13 phòng chức năng, 5 chi cục thuế thuế khu vực, thành phố. Theo phân cấp quản lý, văn ph ng Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện quản lý thu
của các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các doanh nghiệp ngồi quốc doanh có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp ngồi quốc doanh có quy mơ kinh doanh lớn. Các Cục thuế thuế khu vực thành phố thực hiện quản lý thu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhỏ và quản lý thu của các hộ cá thể, các khoản thu liên quan đến đất đai của NNT trên địa bàn. Số thu của ngân sách được tập trung phần lớn tại văn ph ng Cục thuế chiếm khoảng 85% tổng thu nội địa toàn tỉnh.
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức văn ph ng Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Vĩnh phúc)
Các phòng thuộc Văn ph ng cục thuế thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng
cục thuế. Các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế thực hiện chức năng, nhiệm vụ tổ chức công tác quản lý thuế, phắ, lệ phắ và các khoản thu khác của NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
3.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc hội ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế gián thu tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc quản lý thu thuế gián thu tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Thủ đô, phắa Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phắa Tây giáp Phú Thọ, phắa Đông và phắa Nam giáp thủ đô Hà Nội. Tắnh đến năm 2019, Vĩnh Phúc có tổng diện tắch tự nhiên là 1.237,52 km2, dân số 1.151.154 người (theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019), có hơn 40 dân tộc anh, tơi sinh sống trên địa bàn tỉnh trong đó chủ yếu là các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường. Tỉnh có 9 đơn vị hành chắnh: 2 thành phố: Thành phố Vĩnh Yên, Thành phố Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Tam Dương, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo. Vĩnh Phúc là đầu mối các tuyến giao thông: đường bộ, đường sắt, đường hàng không quốc gia, quốc tế, gần sân bay quốc tế Nội Bài. Vĩnh Phúc cũng là tỉnh có đủ 3 vùng cảnh quan sinh thái: Đồng bằng Ờ Trung du Miền núi, đặc biệt là dãy núi Tam đảo hình cánh cung với diện tắch rừng nguyên sinh trên 100 ngàn héc ta. Với vị trắ địa lý và diện tắch tự nhiên thuận lợi tỉnh đã chú trọng phát triển đơ thị hố bằng quy hoạch các khu cơng nghiệp, thu hút nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp lớn vào đầu tư, thu hút lao động trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Đây cũng chắnh là cơ sở đẩy mạnh nguồn thu từ thuế của tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ khi tái lập tỉnh đến nay (1997-2019), Vĩnh Phúc đã có bước tiến nhanh và đạt được những thành tựu to lớn, kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân 20 năm (1997-2019) đạt trên 15,38%/năm. Cơ cấu kinh tế từ một tỉnh chủ yếu là nông nghiệp, đến năm 2019 công nghiệp và xây dựng đã chiếm trên 62,1%, thương mại và dịch vụ chiếm 28,5%, nông lâm thủy sản
chỉ cịn 9,4%. Vĩnh Phúc hiện có 9 khu cơng nghiệp đã được Chắnh phủ phê duyệt và đang hoạt động.Tắnh đến hết năm 2019, tồn tỉnh có 248 dự án FDI cịn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 5.091,3 triệu USD, dự kiến sử dụng lao động là 51.700 người; 755 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 79.574 tỷ VNĐ. Với mục tiêu chiến lược là trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2019. Đến năm 2020, trở thành tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước, nâng cao mức sống của nhân dânẦ hướng tới trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Vĩnh Phúc đã khai thác và phát huy tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển, kêu gọi đầu tư với phương châm: ỘTất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều là công dân Vĩnh Phúc; Thành công của doanh nghiệp chắnh là thành công và niềm tự hào của tỉnhỢ. Tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp đến năm 2020 với 23 khu, diện tắch 8 nghìn héc ta; ưu tiên đến phát triển công nghiệp cơ khắ ô tô, xe máy; công nghiệp điện tử công nghệ cao; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và vật liệu nhẹ; công nghiệp truyền thống, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Với nhiều thế mạnh và tiềm năng phát triển, đến năm 2020 Vĩnh Phúc đã và đang là tỉnh công nghiệp, trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của Vùng và cả nước, có những khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một yếu tố quan trọng để tỉnh Vĩnh Phúc có thể gia tăng được nguồn thu từ thuế GTGT, TTĐB của các dự án này.
So sánh với tỉnh Bắc Ninh cùng với Vĩnh Phúc là một trong số 7 tỉnh và thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng tiếp giáp với thủ đô Hà Nội có những đặc điểm kinh tế giống nhau. Số thu NSNN của tỉnh Bắc Ninh đạt xấp xỉ trên 20.000 tỷ đồng. Bắc Ninh hướng đến cơng nghệ cao....
trong khi đó định hướng của tỉnh Vĩnh Phúc là phát triển các ngành Công nghệ cao, sản xuất oto và phát triển về dịch vụ du lịch chất lượng.
3.2. Thực trạng quản lý thu thuế gián thu tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2019 giai đoạn 2017-2019
3.2.1. Quản l đối tượng nộp thuế gián thu
Quản lý người nộp thuế là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong quy trình quản lý thuế. Nó có ý nghĩa quyết định đến nguồn thu của NSNN. Quản lý chặt chẽ NNT là đảm bảo cho các cơ sở kinh doanh thực hiện đúng pháp luật về thuế, về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với NSNN khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngay từ đầu tiên, việc quản lý hiệu quả sẽ là nền tảng vững chắc cho các khâu tiếp theo, làm tăng thu NSNN và tránh được tình trạng thất thu thuế.
Theo quy định của luật quản lý thuế, tất cả các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh phải có nghĩa vụ đến cơ quan thuế đăng ký, kê khai thuế. Từ đó, cơ quan thuế nắm bắt và quản lý chặt chẽ, cụ thể các cá nhân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh do Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc quản lý. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp trong việc quản lý NNT, Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã áp dụng nhiều phương pháp quản lý như: quản lý theo MST và phân chia địa bàn quản lý theo loại hình doanh nghiệp. Mỗi cách thức quản lý được vận dụng tùy theo hoàn cảnh và phù hợp với các mục tiêu quản lý nhất định.
Quản lý theo MST: Trong công tác cấp MST, kinh nghiệm cho thấy việc áp dụng công nghệ thông tin phục vụ việc đăng ký thuế đã giúp giảm tải được một khối lượng lớn công việc giúp cho công tác quản lý thuế thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều. Cục thuế đã tiến hành tuyên truyền, triển khai cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và tầng lớp nhân dân nắm được những vấn đề cơ bản của luật thuế.
Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số doanh nghiệp nước ngoài 15 21 30
Số doanh nghiệp trong nước 150 220 263
Tổng cộng 165 241 293
(Nguồn: Phịng Kê khai kế tốn thuế Ờ Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Dưới đây là số liệu về các cơ sở đang trong quản lý của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017 Ờ 2019:
Bảng 3.2. Cơ cấu doanh nghiệp Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc quản lý
Tiêu chắ Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số doanh nghiệp trong nước (1) 4777 4997 5260 Số doanh nghiệp nước ngoài (2)=(3)+(4) 365 386 416 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (3) 345 359 385 Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (4) 20 27 31
Tổng cộng (5)=(1) + (2) 5142 5383 5676
(Nguồn: Phịng Kê khai kế tốn thuế Ờ Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Qua số liệu trên, số lượng doanh nghiệp đầu tư nước ngồi trong ba năm có xu hướng tăng lên: năm 2018 số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là 386 doanh nghiệp tăng 5,75% so với năm 2017, năm 2019 có 416 doanh nghiệp tăng 7,77% so với năm 2018. Số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng trong 3 năm liên tiếp cho thấy các cấp chắnh quyền tỉnh cũng như cơ quan Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp tạo ra môi trường đầu tư tốt nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp. Trong đó ta có thể thấy số doanh nghiệp nước đa phần là doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi điều này cho thấy mơi trường đầu tư, hỗ trợ tốt đối với doanh nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy doanh nghiệp