Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần viglacera đông anh (Trang 28 - 33)

1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào để đạt được các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Các đại lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra chịu tác động bởi rất nhiều nhân tố khác nhau với mức độ khác nhau, do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có thể đưa ra một chiến lược kinh doanh đúng đắn mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải đặt mình vào một mơi trường kinh doanh chịu tác động của nhiều yếu tố. Các nhân tố có thể chia ra thành hai nhóm: nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

(i) Điều kiện kinh tế - xã hội

Nhóm này bao gồm các yếu tố như: quy mô dân số, thu nhập của người dân, mật độ dân cư,… Đây là một nhân tố rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh. Nó quyết định đến mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại, hình dáng, kích thước của hàng hóa, dịch vụ, v.v...

Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu để phù hợp với nhu cầu, thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của nhiều tầng lớp dân cư.

Những yếu tố này tác động một cách gián tiếp lên q trình sản xuất cũng như cơng tác marketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

(ii) Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm các nhân tố như thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý...

- Nhân tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ

Các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến qui trình cơng nghệ, tiến độ thực hiện kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng mang tính chất mùa vụ như: Nông, lâm, thủy sản, đồ may mặc, giày dép... Với những điều kiện thời tiết, khí hậu và mùa vụ nhất định thì doanh nghiệp phải có chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện đó.

Và như vậy khi các yếu tố này không ổn định sẽ làm cho chính sách hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nhân tố tài nguyên thiên nhiên

Nhân tố này ảnh hưởng chủ yếu đến các DN hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên.Một khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, với trữ lượng lớn và có chất lượng tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp khai thác.

Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất nằm trong khu vực này mà có nhu cầu đến loại tài nguyên, nguyên vật liệu này cũng sẽ gặp được nhiều thuận lợi hơn, giúp nâng cao hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nhân tố vị trí địa lý

Đây là nhân tố không chỉ tác động đến công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Giao dịch, vận chuyển, sản xuất...Các nhân tố này tác động đến hiệu quả kinh doanh thông qua sự tác động lên các chi phí tương ứng. (iii) Thị trường

Nhân tố thị trường ở đây bao gồm: Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp.

Nhân tố thị trường sẽ có tác động trực tiếp và mang tính quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp.

Đối với thị trường đầu vào: Cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị... Cho nên nó tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của q trình sản xuất.

Cịn đối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

Thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

(iv) Mơi trường chính trị - pháp luật

Mơi trường chính trị - pháp luật có chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của mơi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Hệ thống pháp luật hồn thiện, khơng thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Có thể nói, mơi trường chính trị - luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng việc tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ luật pháp, cộng cụ vĩ mô...

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

(i) Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Vốn là một phần không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, bao gồm nhiều nguồn khác nhau: vốn chủ sở hữu, vốn vay, lợi nhuận giữ lại,... Nguồn vốn là nhân tố phản ánh sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Sử dụng vốn một cách hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng, thơng qua đó doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản

lý nguồn vốn. Vốn là yếu tố quyết định quy mô của doanh nghiệp, phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

(ii) Bộ máy quản lý

Đây là nhân tố đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự thành công của doanh nghiệp. Bộ máy quản lý chú trọng xác định hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được phụ thuộc rất lớn vào trình độ chun mơn cũng như cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý

- Trình độ kỹ thuật và cơng nghệ

Trình độ kỹ thuật tiến tiến, công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giảm giá thành. Nhờ đó doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho việc đầu tư mở rộng hoạt động.

(iii) Nguồn lao động và trình độ tay nghề của người lao động:

Trong hoạt động sản xuất kimnh doanh, con người là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. Bởi lẽ con người có thể sáng tạo ra công nghệ mới, kỹ thuật mới, mẫu mã mới,... và đưa vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Trong chương này, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu khoa học, tác giả đã tổng hợp và trình bày khái quát những cơ sở lý luận về: hiệu quả hoạt động kinh doanh; đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các vấn đề lý luận trên sẽ tiếp tục được đối chiếu, so sánh với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Viglacera Đông Anh, sẽ được trình bày trong Chương 3 của luận văn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần viglacera đông anh (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)