Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần viglacera đông anh (Trang 74 - 79)

CHƢƠNG 2 QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viglacera Đông Anh

4.3.1. Tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu thị trường và quảng cáo

Kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ thì họat động marketing càng có vai trị quyết định đến sự thành cơng hay thất bại trovng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc đẩy mạnh hoạt động marketing, tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu thị trường và quảng cáo là mục tiêu các doanh nghiệp đang hướng tới. Quảng cáo là biện pháp hữu hiệu để cung cấp cho người tiêu dùng hệ thống thông tin về sản phẩm. Thực tế ở công ty cổ phần Viglacera Đông Anh cho thấy các chiến dịch quảng cáo cịn ít và đơn điệu, đó cũng một phần là do nguồn kinh phí của cơng ty cịn hạn hẹp và cơng ty chưa đề cao tầm quan trọng của quảng cáo. Trong thời buổi hiện nay, các hình thức quảng cáo độc đáo chính là chiến lược kinh doanh giúp doannh nghiệp cạnh tranh với sản phẩm cùng loại với các doanh nghiệp khác. Sản phẩm của cơng ty dù chất lượng có tốt đến mấy, kiểu dáng, mẫu mã đẹp nhưng cơng ty khơng có cách đưa những thơng tin đó tới cho khách hàng thì chắc chắn sẽ lựa chọn sản phẩm của các doanh nghiệp có những thơng tin cụ thể mà họ biết. Hiệu quả của công tác này được nâng cao sẽ giúp công ty mở rộng thị trường, tăng lượng sản phẩm tiêu thụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.

Hoạt động marketing có vai trị quan trọng trong việc doanh nghiệp bán được hàng hay không. Từ thực tế hàng tồn kho của công ty, công ty cần đẩy mạnh hoạt động marketing để tiêu thụ hàng hóa, cụ thể như Marketing online. Việc áp dụng công nghệ đem lại hiệu quả khác biệt so với hoạt động marketing truyền thống. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều chi phí đồng thời tiếp cận được với một lượng lớn khách hàng do việc sử dụng mạng xã hội giờ đây đã trở nên phổ biến ở nhiều người dân.

Do tầm quan trọng của công tác điều tra, nghiên cứu thị trường và quảng cáo nên trong giai đoạn hiện nay cũng như những năm sau, công ty phải xây dựng một chiến lược cụ thể về nghiên cứu thị trường và quảng cáo.

4.3.2. Lập kế hoạch thu – chi hợp lý, hiệu quả

Công ty cổ phần Viglacera Đông Anh là doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, có chi phí sản xuất lớn do đó cơng tác quản lý thu - chi là một công việc khá phức tạp và quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt từ phân tích thực trạng cho thấy, mức độ sử dụng chi phí của cơng ty vẫn nằm ở mức cao làm cho các chỉ tiêu lợi nhuận của cơng ty giảm thấp. Do đó việc lập kế hoạch thu – chi hợp lý, hiệu quả là cần thiết để giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng thâm hụt ngân quỹ chỉ vì khơng có kế hoạch chi tiêu phù hợp. Vấn đề mà cơng ty đang gặp phải là các khoản chi phí biến đổi chiếm rất lớn so với doanh thu thực hiện được. Một mặt, chi phí nguyên vật liệu biến đổi theo doanh thu nhưng việc khơng tiếp cận được các nguồn chi phí đầu vào hợp lý khiến cho giá vốn hàng bán cao dẫn đến lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm. Chi phí hoạt động này bao gồm chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp. Để tiết kiệm chi phí biến đổi trong chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần có chính sách mua ngun vật liệu hợp lý như: nếu giá nguyên vật liệu thấp thì doanh nghiệp cần thu mua một mức phù hợp để dự trữ nhưng phải dựa trên tình hình hiện tại của công ty. Đồng thời trích lập mức dự phịng giảm giá hàng tồn kho ở mức hợp lý.

Quản lý chi phí hoạt động khơng chỉ quản lý chi phí biến đổi mà cịn phải quản lý chi phí cố định như khấu hao tài sản cố định hay hiệu quả sử dụng địn bẩy kinh doanh. Tài sản cố định của cơng ty đã được sử dụng lâu chưa được nâng cấp, điều này có thể làm cho hiệu quả sử dụng ngun vật liệu khơng cao, gây lãng phí. Doanh nghiệp cần có biện pháp sử dụng chi phí cố định này hiệu quả hơn nhằm giảm bớt chi phí hoạt động.

Bên cạnh đó, tiền lương của nhân viên là khoản chi rất lớn trong cơng ty. Chính vì vậy, cán bộ quản lý thu – chi cần cân nhắc và có chế độ theo dõi cẩn thận, sát xao. Tiền lương của nhân viên có sự ảnh hưởng, tác động rất lớn từ sự nỗ lực, cố gắng làm việc của mỗi nhân viên. Việc theo dõi và quản lý chặt chẽ chế độ tiền lương của nhân viên cũng tạo ra sự minh bạch, rõ rang trong quá trình quản lý thu – chi của doanh nghiệp.

4.3.3. Nâng cao khả năng quản trị hàng tồn kho

Quản trị hàng tồn kho là công việc không thể bỏ qua đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào vì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị tài sản lưu động của doanh nghiệp. Mục tiêu của quản trị hàng tồn kho là kiểm soát định mức dự trữ nguyên vật liệu cần thiết đủ để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời tránh được rủi ro và đạt chi phí dự trữ thấp nhất. Qua phân tích ta thấy thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn của công ty. Do vậy, trong thời gian tới, công ty cần đẩy nhanh tiến độ sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, tiến hành bàn giao và thanh quyết tốn với các đối tác, tránh ứ đọng vốn và tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn. Qua đó cho thấy được thiếu sót trong việc quản lý và sử dụng hàng tồn kho nói chung và hoạt động tổ chức quản lý sản xuất cũng như hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nói riêng. Đây là hoạt động chính của cơng ty có ảnh hưởng lớn tới mọi hoạt động khác. Nó là hoạt động trực tiếp tạo nên kết quả và do đó ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty trong tương lai.

- Đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa sản phẩm ra thị trường nhằm hạ thấp giá trị sản phẩm dở dang vào cuối năm, tránh tình trạng vốn bị ứ đọng, vốn luân chuyển chậm. Càng nâng cao hơn nữa việc tăng nhanh vịng quay vốn lưu động sẽ góp phần tăng được doanh thu thuần cho doanh nghiệp. Ngồi ra, cơng ty cần trích lập một khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho để tránh các rủi ro có thể xảy ra trong q trình sản xuất sản phẩm … do các điều kiện khách quan như thiên tai hỏa hoạn …

4.3.4. Các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản xuất - kinh doanh

Công ty cần xây dựng bộ phận quản trị rủi ro chuyên nghiệp có thể hoạt động độc lập, xây dựng quy trình và bộ cơng cụ đánh giá theo dõi rủi ro. Về tiêu chuẩn nhân sự, các thành viên của bộ phận quản trị rủi ro phải là người hiểu biết sâu sắc về các yêu cầu pháp lý liên quan đến quản trị rủi ro; có nền tảng tốt về quản trị rủi ro để có thể hướng dẫn thiết kế các cơng cụ quản trị rủi ro và đưa ra những đề xuất khách quan; hiểu biết rộng về ngành kinh doanh của cơng ty và các ngành có liên quan; có quan điểm độc lập và khách quan về các quy trình, chính sách quản trị rủi ro.

- Về mặt chiến lược quản trị rủi ro, các lĩnh vực trọng tâm là: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Nhận diện, phân tích để đo lường, xác định mức độ, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu hoặc xác định ngưỡng rủi ro có thể chấp nhận được.

- Xây dựng, hoàn thiện các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Lập quỹ dự phòng, mua bảo hiểm; lập kế hoạch giải quyết các rủi ro khi chúng xảy ra; đưa ra các điều khoản phạt, bồi thường, yêu cầu bảo lãnh với những rủi ro xảy ra xuất phát từ phía đối tác khi ký kết hợp đồng kinh tế. Thiết kế và rà sốt quy trình quản trị rủi ro, điều phối các hoạt động chức năng khác nhau có liên quan đến vấn đề quản trị rủi ro trong cơng ty, duy trì hoạt động kinh doanh thường xuyên.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng nhằm cảnh báo kịp thời và giúp ban quản lý đưa ra những quyết định ứng phó sớm với các tình huống.

4.3.5. Nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm

Nâng cao năng chất lượng sản phẩm là nhân tố hàng đầu và quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty, cụ thể:

- Chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo nên uy tín cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Tăng chất lượng sản phẩm giúp tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng, tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí sản xuất. Đây là biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Chất lượng sản phẩm là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khi chuẩn bị sản xuất và nhập kho thành phẩm. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần phải thực hiện đầy đủ các bước của quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nếu sản phẩm có khiếm khuyết ở khâu nào thì người đó sẽ bị phạt và ngược lại nếu chất lượng sản phẩm đảm bảo sẽ có thưởng thích đáng.

4.3.6. Các giải pháp góp phần tăng doanh thu

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho Cơng ty, góp phần làm nên hiệu quả kinh doanh. Vì vậy để hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao, công ty nên thực hiện một số biện pháp nhằm làm tăng doanh thu như:

- Chủ động mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới

Công ty muốn tồn tại và phát triển lâu dài trong nền kinh tế thị trường thì khơng thể bằng lịng với những khách hàng hiện tại mà phải chủ động tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới. Bộ phận khách hàng tiềm năng sẽ tạo cơ hội giúp doanh nghiệp tăng doanh thu lên gấp nhiều lần.

- Chiết khấu thương mại

Để khuyến khích khách hàng mua với khối lượng lớn thì cơng ty nên áp dụng chính sách chiết khấu thương mại, dù khách hàng mua dù khách hàng mua dưới hình thức nào và đạt doanh số hàng tháng, chẳng hạn như:

+ Doanh số mua hàng từ 300 trđ đến dưới 1000 trđ: tỷ lệ chiết khấu là 1% + Doanh số mua hàng từ 1000 trđ đến dưới 3000 trđ: tỷ lệ chiết khấu là 1,2% + Doanh số mua hàng trên 3000 trđ: tỷ lệ chiết khấu là 1,5%

Với chính sách này tuy tăng chi phí nhưng ngược lại sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm của công ty được tốt hơn.

- Xây dựng chính sách giá cả linh hoạt

Giá cả là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, đồng thời là cơng cụ hiệu quả kích thích tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, giá bán sản phẩm cần được xây dựng và áp dụng linh hoạt cho từng thời kỳ cụ thể để đảm bảo tăng doanh thu tiêu thụ. Cùng một loại sản phẩm nhưng bán ở những thị trường khác nhau thì giá bán có thể khác nhau để kích thích khách hàng mua hàng. Tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào quá trình sản xuất nên việc xây dựng giá bán, xác định thời điểm chuyển đổi giá bán cần căn cứ vào giá cả thị trường, mức giá mong muốn của khách hàng, phương hướng sản xuất của doanh nghiệp. Đối với sản phẩm tồn đọng thì có thể giảm giá bán để nhanh chóng thu hồi vốn, tập trung cho kế hoạch sản xuất sản phẩm mới.

Giá cả là công cụ sắc bén trong kinh doanh, đặc biệt là trong tiêu thụ sản phẩm. Để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu thì việc xây dựng chính sách giá cả linh hoạt là một biện pháp hữu hiệu cần được áp dụng.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần viglacera đông anh (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)