- Đối tượng khảo sát
1. Tính cấp thiết của đề tà
Phát thanh truyền thống, phát thanh hiện đại đều có tầm quan trọng lớn trong mỗi giai đoạn khác nhau, nhưng hiện nay, hầu hết các chương trình phát thanh được sản xuất trên công nghệ kỹ thuật số và đang chuyển dần sang hướng tăng tính tương tác với thính giả, do vậy cách nghĩ của người làm truyền thơng cịng phải khác đi. Trong xu hướng mới của thời đại và công nghệ, đứng trước sức ép cạnh tranh của các loại hình báo chí, điều quan trọng nhất đối với các Đài phát thanh là có cách nghĩ mới, phù hợp với thế giới hiện đại. Có nhiều cách thức làm báo phát thanh hiện đại đã được thực hiện trên thực tế như: phát thanh trực tiếp, phát thanh tương tác, trong đó có các dạng tác phẩm mới được thực hiện trên sóng và Voxpop là biểu hiện của sự chuyển biến đó.
Voxpop là từ viết tắt của cụm từ “voice of people” có nghĩa là “tiếng
nói của người dân”. Trong một số tài liệu dịch là “lấy ý kiến quần chúng”.
Cịng có một số tài liệu gọi là “phỏng vấn dư luận” hoặc “phỏng vấn đưêng
phố”. Nội dung của Voxpop là sự kết nối những ý kiến của cộng đồng về cùng
một vấn đề, một sự kiện nào đó..vv… Đây được coi là dạng thức thơng tin phát thanh có hiệu quả vì nó tạo được tiết tấu nhanh với các ý kiến của người dân trong chương trình mang đầy hơi thở của cuộc sống.
Tại Đài PTTH Quảng Ninh, trong khoảng 5 năm năm trở lại đây, những chương trình phát thanh truyền thống dần được thay thế bằng những chương trình được sản xuất theo hướng tương tác, có sự tham gia, trao đổi mạnh mẽ của thính giả. Bắt đầu từ năm 2008, các chương trình phát thanh đã thực hiện một số Voxpop phát sóng trong chương trình, song số lượng rất ít. Đến năm 2011, Đài PTTH Quảng Ninh đã thực hiện dự án phối hợp đào tạo với Viện Friendrich Ebert Stiftung của Đức (gọi tắt là Viện FES), Đài Phát thanh Làn sóng Đức và Học viện Báo chí và Tun truyền. Theo đó, dưới sự giúp đỡ của
các chuyên gia của Viện FES, các học viên là những phóng viên, biên tập viên của Đài PT-TH Quảng Ninh đã được tiếp cận với cách làm phát thanh hiện đại, đặc biệt là chương trình phát thanh có sự tham gia của thính giả. Cịng bắt đầu từ đây, Voxpop được thực hiện hàng ngày trong chương trình phát thanh trực tiếp “Radio Quảng Ninh - Giờ cao điểm”. Sau thành cơng bước đầu của chương trình “Radio Quảng Ninh - Giờ cao điểm”, một số chương trình phát thanh khác của Đài PTTH Quảng Ninh còng sử dụng Voxpop như là một thể loại, hoặc một dạng thức chương trình phát thanh, có thể đứng độc lập hoặc nằm trong tổng thể một chương trình lớn.
Có thể khẳng định, sự tồn tại và phát triển của Voxpop trong các chương trình phát thanh Quảng Ninh đã góp phần nâng cao chất lượng chương trình, tạo nên sự sinh động, hấp dẫn, thu hút thính giả nghe đài và tạo điều kiện đáp ứng được nhu cầu của công chúng trong việc trực tiếp tham gia vào các chương trình phát thanh. Tuy nhiên việc thực hiện các Voxpop tại Đài PTTH Quảng Ninh cịng chỉ mang tính tự phát; các phóng viên, biên tập viên mới chỉ thơng qua những hướng dẫn cơ bản của các chuyên gia phát thanh Đức (nằm trong tổng thể của khóa tập huấn) và dần làm theo cách hiểu, cách nghĩ của mình đối với mỗi chương trình. Song các vấn đề thuộc về đặc trưng của thể loại, tại sao phải sử dụng Voxpop, kết cấu của 1 Voxpop như thế nào, những yêu cầu, kỹ năng khi tác nghiệp, chọn đối tượng nào để thực hiện... thì các phóng viên, biên tập viên chưa nắm được.
Trong bối cảnh truyền thông cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đối với phát thanh, việc đổi mới và phát triển kỹ năng thực hiện các chương trình là nhân tố “thiết yếu” trong việc gắn kết và thu hút sự quan tâm của thính giả. Việc sử dụng Voxpop sẽ tạo nên một chương trình phát thanh gần gũi với thính giả, truyền tải được những nội dung và cảm xúc - đó chính là yếu tố quyết định sự thành cơng của một chương trình phát thanh.
Trong luận văn này, chúng tơi sẽ khảo sát nội dung và hình thức thực hiện Voxpop trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Ninh, cụ thể là ở chương trình phát thanh trực tiếp “Radio Quảng Ninh - Giờ cao điểm” và “60
phút Bạn và Tơi”. Trên cơ sở phân tích những thành cơng và hạn chế, ngun nhân của những thành công và hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của Voxpop trong các chương trình phát thanh. Đây là lý do tơi chọn đề tài “Voxpop (chùm ý kiến) trong chương trình phát thanh của Đài
Phát thanh-Truyền hình Quảng Ninh” (khảo sát 2 chương trình Radio Quảng Ninh - Giờ cao điểm, 60 phút Bạn và Tôi, từ tháng 1/2014 - tháng 1/2015) cho luận văn của mình.