Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tà

Một phần của tài liệu Phương pháp luận NCKH trình bày chức năng của nghiên cứu khoa học, đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học, ý nghĩa rút ra đối với hoạt động của anh chị (Trang 36 - 37)

- Đối tượng khảo sát

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tà

Do sự phát triển sớm hơn so với nhiều loại hình báo chí khác, nên đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về phát thanh nói chung, đối với phát thanh Quảng Ninh nói riêng, cịng đã có một số bài viết và cơng trình nghiên cứu như: Dẫn chương trình phát thanh trực tiếp ở Đài PTTH Quảng Ninh, Xu hướng phát triển truyền thông đa phương tiện, Tuyên truyền về phát triển kinh tế biển trên sóng PTTH Quảng Ninh, Bản tin thời sự trực tiếp... Nhưng đối với đề tài sử dụng Voxpop trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Ninh thì chưa có những bài viết hoặc cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống.

Các tư liệu về Voxpop đều rất mới mẻ, cho đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có cơng trình nghiên cứu “Voxpop trong chương trình phát thanh Việt

Nam hiện nay” của tác giả Vũ Thị Luyến, Trường Đại học Khoa học xã hội và

nhân văn. Luận văn bước đầu đã tìm hiểu, nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến Voxpop; đồng thời phân tích việc sử dụng Voxpop trên một số đài, chủ yếu là Đài Tiếng nói Việt Nam (đài trung ương). Bên cạnh đó cịn có một số bài viết được đăng tải trên tải trên các trang mạng và tạp chí chuyên ngành như:

Bài “Voxpop - Phỏng vấn đưêng phố” (đăng ngày 6/5/2014 trên trang www.khoahocduongpho.com): Bài viết mới chỉ đề cập một cách vắn tắt Voxpop là gì và tại sao phải sử dụng Voxpop, đồng thời chủ yếu đưa ra các ví dụ về việc sử dụng Voxpop chung chung cho cả báo in, truyền hình và phát

thanh, chứ chưa cung cấp hệ thống lý thuyết và đề cập đến Voxpop dành riêng cho phát thanh.

Bài “Voxpop: Vài kinh nghiệm sản xuất” của nhà báo Phan Văn Tú - thạc sĩ báo chí, giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh tại địa chỉ http://phanvantu.wordpress.com đã đề cập đến một số đặc trưng và kết cấu của Voxpop, song bên cạnh đó vẫn chủ yếu là những chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Voxpop cho các phóng viên phát thanh. Những vấn đề có tính lý luận hệ thống chưa được tác giả đề cập đến. Đồng thời, tác giả cịng chưa có những khảo sát, đánh giá về thực trạng sử dụng Voxpop trên sóng phát thanh hiện nay để rút ra những ưu điểm và hạn chế nhằm đề ra các giải pháp để thực hiện Voxpop một cách có hiệu quả hơn.

Trong Tài liệu “Những kiến thức cơ bản về báo phát thanh” của tác giả Paul Chantler và Peter Stewart (do tác giả Đinh Thu Hằng, Học viện Báo chí và Tun truyền dịch có phần “Những cuộc phỏng vấn đặc biệt” có đề cập đến Voxpop như là cuộc phỏng vấn đặc biệt, là một phần nhỏ trong thể loại phỏng vấn và cách thức thực hiện cuộc phỏng vấn đặc biệt đó như thế nào.

Các tài liệu nói trên đã gợi mở trong q trình bước đầu triển khai đề tài nghiên cứu về sử dụng Voxpop trong phát thanh của Đài PTTH Quảng Ninh, mặc dù các tài liệu đó chưa đầy đủ, hệ thống và khoa học về các vấn đề có liên quan đến Voxpop và thực trạng sử dụng chúng trong một đài địa phương tiếng Việt.

Luận văn này sẽ hệ thống những vấn đề lý luận về Voxpop, khảo sát thực trạng việc sử dụng Voxpop trên chương trình “Radio Quảng Ninh - Giờ cao điểm” và “60 phút Bạn và Tôi” của Đài PTTH Quảng Ninh, từ đó phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của những Voxpop, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng Voxpop trên sóng phát thanh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Phương pháp luận NCKH trình bày chức năng của nghiên cứu khoa học, đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học, ý nghĩa rút ra đối với hoạt động của anh chị (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w