Các khoản phải thu của Công ty bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ và phải thu khác. Để nắm rõ được cơ cấu và tỷ trọng của các khoản phải thu ta hãy phân tích bảng số liệu sau:
Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Các khoản phải thu 25.832 100 42.230 100 75.875 100 73.851 100 137.626 100 Phải thu khách hàng 17.392 67, 3 27.216 64, 4 62.048 81, 8 69.591 94,2 94.841 68,9 Trả trước cho người bán 4.774 18,5 12.407 29,4 12.235 16, 1 3.072 4,2 3.757 2,7 Phải thu nội
bộ 62 0,2 40 0,1 1.147 1,5 935 1,3 8.095 5,9 Phải thu
khác 3.604 14 2.567 6,1 445 0,6 253 0,3 30.933 22,5
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán.
Năm 2010, các khoản phải thu tăng 16.398 triệu đồng tương đương tăng 63,48 % so với năm 2009, nguyên nhân là do : phải thu khách hàng tăng 9.824 triệu đồng tương đương tăng 56,49 %; trả trước cho người bán tăng 7.630 triệu đồng tương đương tăng 159,82 %.
Năm 2011, các khoản phải thu tăng 33.645 triệu đồng tương đương tăng 79,67 % so với năm 2010, một mức tăng rất cao, nguyên nhân do: phải thu khách hàng tăng 34.832 triệu đồng tương đương tăng 127,98 %; phải thu nội bộ tăng 1.107 triệu đồng tương đương tăng 2.767,5 %.
Năm 2012, các khoản phải thu đã giảm xuống 2.024 triệu đồng tương đương giảm 2,67 % so với năm 2011, nguyên nhân là do phải thu khách hàng tăng 7.543 triệu đồng trong khi đó cả ba khoản: trả trước cho người bán giảm 9.163 triệu đồng tương đương giảm 74,89 %; phải thu nội bộ giảm 212 triệu đồng tương đương giảm 18,48 %; phải thu khác giảm 192 triệu đồng tương đương giảm 43,15 %.
Năm 2013, các khoản phải thu đã tăng lên rất nhiều so với năm 2012, tăng 63.775 triệu đồng tương đương tăng 86,36 %. Các khoản phải thu tăng lên nhiều như vậy là do cả bốn khoản đều tăng: phải thu khách hàng tăng 25.250 triệu đồng tương đương tăng 36,28 %; trả trước cho người bán tăng 685 triệu đồng tương đương tăng 22,3 %; phải thu nội bộ tăng 7.160 triệu đồng tương đương tăng 765,78 %; phải thu khác tăng rất đáng kể, tăng 30.680 triệu đồng tương đương tăng 12.126,5%.
Chỉ tiêu Năm Doanh thu tiêu thụ thuần ( Triệu đồng ) Các khoản phải thu ( Triệu đồng ) Vòng quay các khoản phải thu
( vòng )
Thời gian một vòng quay các khoản phải thu
( ngày ) Năm 2009 299.164 25.832 11,58 31,09 Năm 2010 351.107 42.230 8,31 43,32 Năm 2011 364.513 75.875 4,8 75 Năm 2012 389.657 73.851 5,28 68,18 Năm 2013 567.300 137.626 4,12 87,39
Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán.
Bảng số liệu phân tích trên cho thấy, các khoản phải thu được luân chuyển nhanh nhất vào năm 2009 với 11,58 vòng tương ứng với 31,09 ngày. Do đó, trong năm 2009, số vốn bị chiếm dụng là ít nhất, phản ánh hiệu quả quản lý vốn của Công tylà tốt nhất.
Những năm sau, vòng quay các khoản phải thu đã giảm đi rất nhiều. Năm 2010 là 8,31 vòng tương ứng với thời gian một vòng quay các khoản phải thu là 43,32 ngày. Năm 2011 là 4,8 vòng tương ứng với 75 ngày. Năm 2011, số vốn bị chiếm dụng nhiều hơn so với năm 2010.
Năm 2012 là 5,28 vòng tương ứng với 68,18 ngày, thời gian vốn bị chiếm dụng có giảm đi chút ít.
Năm 2013, là năm mà thời gian vốn bị chiếm dụng lâu nhất vì chỉ đạt vòng quay các khoản phải thu chỉ đạt 4,12 vòng tương ứng với thời gian một vòng quay các khoản phải thu là 87,39 ngày. Năm 2013 là năm Công tyquản lý các khoản phải thu kém nhất, để vốn bị chiếm dụng nhiều, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình quản lý sử dụng vốn.