- Nghiên cứu các công nghệ, chế phẩm và giải pháp phục vụ công tác bảo quản Hiện có 02 đề tài, 01 dự án sản xuất thử nghiệm về sản xuất chế phẩm sinh học sử
3.1.2. Lĩnh vực công nghệ sinh học thuỷ sản
Đề án Cơng nghệ sinh học thuỷ sản chính thức được cấp kinh phí và bắt đầu triển khai năm 2008. Trong giai đoạn 2008-2020, lĩnh vực công nghệ sinh học thủy sản đã và đang triển khai 89 nhiệm vụ khoa học công nghệ, gồm 82 đề tài và 07 dự án sản xuất thử nghiệm với tổng kinh phí là 282.158 tỷ đồng. Đến tháng 12 năm Chương trình đã tổ chức nghiệm thu kết thúc được 71 nhiệm vụ. Kết quả nghiên cứu triển khai đến hết năm 2020 tóm tắt như sau:
a. Nghiên cứu chọn giống và sản xuất giống thủy sản:
Trong giai đoạn 2008-2020 Chương trình đã thực hiện các nhiệm vụ liên quan chọn giống thủy sản và lưu giữ và phát triển nguồn gen được định hướng tập trung vào các đối tượng nuôi chủ lực và được xác định là nhiệm vụ cần thực hiện thường xuyên, liên tục. Các dòng vật liệu chọn giống được thu thập từ nhiều vùng địa lý khác nhau trong và ngoài nước, nhằm tăng tính đa dạng di truyền. Bước đầu đã cung cấp cho thị trường các giống có tính trạng tốt về tăng trưởng như: Đàn cá tra bố mẹ chọn giống theo tính trạng tăng trưởng thế hệ thứ 3 (1.230 con) phục vụ chọn giống cho phát tán có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 5-10% so với thế hệ G2, có trọng lượng ở 1,5 tuổi là 3,8 kg/. Hệ số di truyền 7,0% tính theo EBV và 10,6% tính theo LSM. Đã có được qui trình kiểm định cá Tra (P. hypopthalmus) với độ chính xác > 95% và qui trình truy xuất nguồn gốc cá Tra và các sản phẩm từ cá Tra (P. hypopthalmus) có độ tin cậy > 95%.
Chọn giống tơm sú: Đã xây dựng được nguồn vật liệu ban đầu có tính biến dị cao về tính trạng sinh trưởng và xây dựng được đàn tôm hậu bị chọn giống, sinh trưởng nhanh có trọng lượng bình qn từ 120g/con, hệ số di truyền (h2) trung bình đạt 0,6. Hiệu quả chọn lọc cao (10,5%) theo tính trạng tăng trưởng. Trên cơ sở đó đã chọn lọc được các gia đình tơm sú theo tính trạng tăng trưởng nhanh trọng lượng trung bình trên 45g/con đưa vào nuôi tiền thành thục và sản xuất được 34.000 bố mẹ chọn giống chuyển cho doanh nghiệp để nuôi thành thục.
Tôm thẻ chân trắng thế hệ G1 (Penaeus vannamei/Litopeaeus vannamei) tăng trưởng nhanh đã được công nhận giống. Tôm thẻ chân trắng được chọn giống và tạo được đàn tôm chân trắng bố mẹ sinh trưởng nhanh với hệ số di truyền ở các thế hệ từ G1-G4 ước đạt trong khoảng 0,25-0,3, hiệu quả chọn lọc ước tính đàn G1 là 8%. Cho đến nay đã có đàn tơm thẻ chân trắng chọn giống
theo tính trạng tăng trưởng thế hệ G1V1 và G2V3. Các chỉ thị phân tử phục vụ chọn giống nâng cao sinh trưởng đang được hoàn thiện và sẽ được kiểm nghiệm ở thế hệ G4V3 và G3. Đàn tôm bố mẹ hậu bị đã được chuyển đến các cơ sở sản xuất và được các cơ sở sản xuất giống và người nuôi đánh giá cao. Đã cung cấp 55.000 tôm bố mẹ chọn giống cho các cơ sở sản xuất đánh giá và đạt kết quả thử nghiệm tốt. Đàn tơm có tỷ lệ tăng trọng nhanh 7-10% trên thế hệ; sạch một số mầm bệnh nguy hiểm thường gặp TSV; WSSV; AHPNS...).
Giống cá giò được sản xuất trên nguồn vật liệu 360 cá bố mẹ (8-10kg/con) được thu thập ở các vùng khác nhau. cho chọn giống. Đàn cá chẽm làm vật liệu chọn giống chọn giống với số lượng 722 con (>2,4kg/con) được lưu giữ tại Khánh Hòa sẵn sàng tham gia sinh sản. Các đối tượng này được tiếp tục nghiên cứu chọn giống nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng, chất lượng thịt, màu sắc và định hướng nghiên cứu kháng bệnh.
Chọn giống cá rô phi: Tạo được quần đàn cá Rô phi đỏ chọn giống qua 3 thế hệ (G2, G3 và G4), qua 3 thế hệ chọn lọc (G2, G3 và G4), có biến dị di truyền tốt, thơng số di truyền ở mức cao cho phép đạt được hiệu quả chọn lọc tốt trong chọn giống dài hạn. Tốc độ tăng trưởng bình quân tăng từ 15-20%, đã phát tán 100.000 con cá hậu bị cho các cơ sở sản xuất giống. Đã được công nhận giống với giống cá rô phi chịu mặn thế hệ G5 (Oreochromis niloticus) và cá rô phi chọn giống nước ngọt thế hệ G0-Viện I (Oreochromis niloticus) góp phần đa dạng hóa đối tượng ni ở vùng nước lợ, các khu vực chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu.
Thành cơng trong việc tạo Tơm càng xanh cái giả bằng công nghệ RNA- RNA interference và định hướng tạo sản phẩm lớn cung cấp cho sản xuất với tỷ lệ chuyển cái giả thành cơng là 70%, trong đó tỷ lệ sống tăng thêm 30%, tỷ lệ cái giả tăng 30%, hiệu xuất tăng 100% so với công nghệ trước đây (vi phẫu). Sản xuất được 20.000 con tôm càng xanh mẹ cái giả trọng lượng từ 20-40 gr/con và đã sản xuất được 10,258 triệu post PL12 tơm càng xanh tồn đực phát tán đến các tỉnh như Bến Tre, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Tây Ninh.
Chủ động trong sản xuất giống cá hồi vân đơn tính cái với tỷ lệ cá cái đạt trên 95%, đàn cá cái giả đực >700 con ( ≥ 2 kg/con) đang ở độ tuổi sinh sản được lưu giữ ở trại sản xuất giống ở Sapa sẵn sàng cho sản xuất giống cung cấp cho các tỉnh miền núi phía bắc.
Thành cơng trong việc ni cấy mô rong sụn và sản xuất được 50.000 tản giống rong sụn chất lượng cao (kích thước 1,5-5cm, tốc độ tăng trưởng 2,5- 3,5%/ngày). Kết quả trồng thử nghiệm cho thấy giống rong sụn nuôi cấy mô sinh trưởng nhanh, chống chịu bệnh tốt hơn giống rong sụn thông thường, công nghệ ni cấy mơ có khả năng đáp ứng nhu cầu giống rong sụn của các cơ sở sản xuất, đặc biệt tại các tỉnh Nam Trung Bộ.
Đã có được qui trình phân lập và ni sinh khối mật độ cao các loài tảo N. Oculata (265 triệu tb/mL), I. Galbana (24 triệu tb/mL), H. pluvialis (4-6 triệu
tb/mL) để làm thức ăn tự nhiên cho sản xuất giống thủy sản.
Đã làm chủ được công nghệ bảo quản quản đơng lạnh tinh một số lồi thủy sản như cá giị, hầu Thái Bình Dương, ngao và cá hồi vân làm cơ sở cho việc bảo quản tinh một số đối tượng quan trọng (đặc biệt là các đối tượng nhập nội, thời gian thành thục dài và lệnh pha thành thục) để phục vụ sản xuất giống.
c. Quản lý môi trường và bệnh động vật thuỷ sản
Giai đoạn 2008-2020 Đề án đã triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu về bệnh và các chế phẩm dùng cho phịng trị bệnh và mơi trường ni thủy sản như: Nghiên cứu thành công vắc xin phịng bệnh Streptococcosis cho cá rơ phi, đạt tỷ lệ bảo hộ >60% khi kiểm định chất lượng ngoài thực địa. Đã sản xuất và cung cấp 10,8 triệu liều vắc xin phịng bệnh Streptococcosis cho cá rơ phi tại các vùng nuôi công nghiệp ở Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải phòng, Nghệ An, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, Sản phẩm đã được đăng ký lưu hành.
Phát triển bộ thử nhanh virus gây bệnh đốm trắng trên tôm, vi khuẩn
E.ictaluri gây bệnh trên cá tra bằng phương pháp Loop-mediated Isothermal
Amplification. Bộ chủng Aeromonas hydrophila gây bệnh trên cá tra với các thông tin về đặc điểm di truyền và gen gây độc phục vụ nghiên cứu và làm cơ sở để sản xuất KIT kiểm tra và vắc xin.
Đã đăng kí lưu hành chế phẩm vi sinh Dr.Shrimp No39 (BIO-TS3) phục vụ nuôi tôm thâm canh (31.200kg sản phẩm của dự án); Phát triển cơng nghệ tuần hồn lọc vi sinh trong nuôi cá tra siêu thâm canh đạt năng suất nuôi 880 tấn/ha, hiệu suất sử dụng tài nguyên nước tăng 700-1000%. Tiết kiệm 90% chi phí phịng chữa trị bệnh. Không gây ô nhiễm môi trường và không lây lan mầm bệnh. Công nghệ đã được cơng ty cổ phần Vĩnh Hồn ứng dụng; Phát triển công nghệ Biofloc trong tôm thẻ chân trắng, rơ phi thương phẩm mơ hình 5ha giúp giảm chi phí sản xuất giảm 15%.
Phát triển được chế phẩm vi sinh BioShrimp-RIA2 bổ sung vào thức ăn và xử lý môi trường nước nhằm nâng cao tỷ lệ sống và hạn chế một số bệnh (phân trắng, gan tụy cấp) cho tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Sản phẩm được người nuôi tại các địa phương như Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đánh giá cao.
d. Thức ăn, công nghệ chế biến sau thu hoạch, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản
Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ enzyme để làm tăng giá trị sử dụng đối với các sản phẩm từ thủy sản điển hình như: Sản xuất protein thuỷ phân từ cá tạp và phế liệu trong nhà máy chế biến cá thành sản phẩm bột đạm (đạm tổng số > 60%; nitơ acid amin 70-80% đạm tổng số; an toàn vệ sinh thực phẩm) để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng; Quy trình tách chiết collagen và tạo collagen thành phẩm dạng bột đạt tiêu chuẩn sử dụng cho ngành mỹ phẩm và thực phẩm.
Chiết xuất các hoạt chất sinh học sử dụng làm sản phẩm chức năng và trong y dược như: Quy trình tách chiết Chitin, N-axetyl chitoligosaccharit từ phế liệu tôm (độ tinh sạch ≥ 90; Các hoạt chất khác như carrageenan, microgel, astaxanthin, alkyl-glyxeryl cũng đã được nghiên cứu và Qui trình cơng nghệ sản xuất alkyl-glyxerols được cấp bằng sáng chế của Liên bang Nga.
Đã có được quy trình thu nhận chế phẩm giàu Omega-3 từ nguồn tự nhiên để bổ sung vào thức ăn nuôi cá chẽm, cá song, cá giò với làm lượng Omega-3 (DHA + EPA) ≥19,22%. Đã xác định được công thức thức ăn (bổ sung ω-3/ω- 6) làm thức ăn tái phát dục tôm chân trắng và tôm sú cho kết quả tăng từ 7-10% về tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống.
Đã phát triển được bộ KIT phát hiện nhanh độc tố trong đối tượng thủy sản với ngưỡng phát hiện là 5 µg (được kiểm chứng tại phịng thí nghiệm chuẩn nước ngồi) trên cơ sở gây phản ứng miễn dịch và tạo kháng thể đặc hiệu kháng lại độc tố PSP và ASP và phản ứng ELISA cho từng loại độc tố (ASP và PSP).