5.1. Nhân lực:
Đề án sẽ được thực hiện với sự tham gia của các chuyên gia, cán bộ nghiên cứu và triển khai thuộc các đơn vị nghiên cứu, Viện, Học viện, trường Đại học, doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trồng trọt-bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngồi ra đề án cũng sẽ huy động, hợp tác với các doanh nghiệp liên quan có tiềm năng trên địa bàn cả nước, các tổ chức quốc tế, các Viện nghiên cứu, trường Đại học ngồi nước cùng hợp tác nghiên cứu cơng nghệ và sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học quy mơ cơng nghiệp phục vụ sản xuất nơng nghiệp nói chung.
5.2. Cơ sở vật chất.
Các đơn vị nghiên cứu, Viện, Học viện, trường Đại học trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT như: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I, II, III, Viện nghiên cứu Hải sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam… được đầu tư trang thiết
bị và cơ sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nghiên cứu để có thể tham gia nghiên cứu, phát triển công nghệ và sản phẩm của Đề án.
Các đơn vị nghiên cứu thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như: trường Đại học Cần thơ, trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, trường Đại học Tây Ngun…
Ngồi các cơ sở vật chất hiện có, trong q trình thực hiện nhiệm vụ các đơn vị tiếp tục đầu tư bổ sung trang thiết bị từ các dự án đầu tư của Đề án và từ các dự án khác phục vụ nghiên cứu phát triển công nghiệp sinh học lĩnh vực nông nghiệp.
5.3. Nguồn lực tài chính
- Kinh phí thực hiện Đề án: giai đoạn từ 2021 - 2030 dự kiến khoảng 1.300 tỷ đồng bảo đảm từ Ngân sách nhà nước và 1.100 tỷ đồng là vốn doanh nghiệp, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay từ các tổ chức tín dụng, tài trợ quốc tế và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Trong đó, khuyến khích nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp hoặc đầu tư theo hình thức cơng tư để phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp. Cụ thể:
+ Đối với các nhiệm vụ nghiên cứu phát triển công nghệ, đầu tư tăng cường năng lực cho các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, Ngân sách Nhà nước đảm bảo 100%. Giai đoạn 2021 – 2030, dự kiến sử dụng 400 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học, 200 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển và 100 tỷ từ nguồn vốn sự nghiệp đào tạo.
+ Các nhiệm vụ chuyển giao, mua công nghệ, nhập khẩu công nghệ, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ từ 30% đến 50%. Giai đoạn 2021 – 2030, dự kiến sử dụng 300 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học và 300 tỷ đồng huy động từ nguồn vốn khác.
+ Các nhiệm vụ sử dụng công nghệ sản xuất quy mơ cơng nghiệp, hình thành nền cơng nghiệp sinh học Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 30%. Giai đoạn 2021 – 2030, dự kiến sử dụng 300 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học và 800 tỷ đồng huy động từ nguồn vốn khác.
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp bao gồm các nguồn Sự nghiệp khoa học, Sự nghiệp kinh tế, Sự nghiệp đào tạo và Sự nghiệp phát triển. Việc lập dự toán ngân sách hàng năm được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và được bố trí vào dự tốn ngân sách hàng năm của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, là nguồn chủ yếu để phát triển cơng nghiệp sinh học nơng nghiệp, việc lập dự tốn được thực hiện theo các quy định pháp luật đối với từng nguồn vốn.