Phát triển công nghiệp công nghệ sinh học

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2030 (Trang 31 - 32)

- Nghiên cứu các công nghệ, chế phẩm và giải pháp phục vụ công tác bảo quản Hiện có 02 đề tài, 01 dự án sản xuất thử nghiệm về sản xuất chế phẩm sinh học sử

3.2. Phát triển công nghiệp công nghệ sinh học

Hàng năm, Chương trình cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo với sự tham gia của các nhà khoa học, các doanh nghiệp có liên quan để giới thiệu về Chương trình và lắng nghe phản hồi để hồn thiện cơ chế chính sách cũng như xác định các nhiệm vụ khoa học cơng nghệ có sự phối hợp của doanh nghiệp, các nhà khoa học thuộc các Bộ, ngành, địa phương khác. Tính đến năm 2020, đã có tổng số 114 doanh nghiệp tham gia vào các nhiệm vụ khoa học công nghệ thực hiện trong Chương trình. Vai trị của doanh nghiệp trong các nhiệm vụ khoa học công nghệ rất đa dạng, cùng tham gia nghiên cứu, định hướng, thử nghiệm kết quả và nhận chuyển giao công nghệ phát triển sản phẩm.

Đến năm 2020, Chương trình đã triển khai được các dự án sản xuất thử nghiệm về giống cây trồng mới, phân bón, chế phẩm sinh học và vi nhân giống hoa, cây lâm nghiệp có sự tham gia của các doanh nghiệp và địa phương, trong đó đã phát triển được nhiều cơ sở nhân nhanh giống bạch đàn, keo công suất 10 triệu cây/năm tại Quảng Ninh, Yên Bái; 2 cơ sở sản xuất cây giống hoa bằng kỹ thuật nuôi cấy mô qui mô 2,0-2,5 triệu cây/năm tại Hà Nội, Qui Nhơn; 02 cơ sở sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng nấm bệnh vùng rễ cà phê, bông vải công suất 5 tấn/mẻ tại Bình Định, Đắc Lăk, 01 cơ sở sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải nông nghiệp làm phân hữu cơ công suất 5 tấn chế phẩm/năm tại Buôn Mê Thuột, 01 cơ sở sản xuất chế phẩm probiotic dùng làm thức ăn chăn nuôi, 2 cơ sở sản xuất phân hữu cơ vi sinh vật sử dụng cho rau, lạc, cà phê công suất 30.000 tấn/năm tại Nghệ An. Qui trình sử dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất rau an toàn, nhân các giống cây bạch đàn, giống hoa...

Phát triển chế phẩm sinh học phục vụ nuôi tôm thâm canh tại Bạc Liêu do doanh nghiệp Trúc Anh hiện đã được đăng kí lưu hành với tên thương mại Dr Shrimp No39 (BIO-TS3). Vắc xin phòng bệnh Streptococcosis cho cá rô phi do

Công ty TNHH Hanvet đã được đăng ký lưu hành với tên thương mại Han- Streptila. Các sản phẩm chức năng thực phẩm bảo vệ sức khỏe BONESS, thực phẩm bảo vệ sức khỏe FORTE’KID chiết xuất từ cua lột đã được đăng ký lưu hành và hiện đang có mặt trên thị trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận 10 tiến bộ kỹ thuật

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2030 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w