Nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2030 (Trang 39 - 41)

IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP 4.1 Mục tiêu

4.2.1. Nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành công nghệ sinh học đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển cơng nghiệp sinh học nơng nghiệp theo các hình thức đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nghề bảo đảm chất lượng, đặc biệt chú trọng đào tạo chuyên gia đầu ngành chủ động phát triển công nghệ phục vụ công nghiệp sinh học nông nghiệp.

4.2. Nội dung

4.2.1. Nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp nông nghiệp

4.2.1.1. Về cây trồng nông, lâm nghiệp

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ kỹ thuật mới kết hợp kỹ thuật chọn lọc truyền thống tạo vật liệu có tiềm năng, lợi thế tích hợp nhiều đặc tính nơng, lâm sinh học ưu việt trên nền các giống cây trồng chủ lực đang sử dụng rộng rãi trong sản xuất phục vụ công tác tạo giống cây trồng mới có khả năng chống chịu cao với điều kiện mơi trường bất thuận hoặc kháng sâu bệnh hại chính ở Việt Nam hoặc nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng và có năng suất hoặc chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, thay thế sản phẩm nhập ngoại và xuất khẩu. Đến năm 2025, đưa một số giống cây trồng tích hợp nhiều tính trạng đáp ứng yêu cầu cải thiện đặc tính giống của các cây trồng nông, lâm nghiệp chủ lực vào sản xuất đại trà;

- Tiếp cận và từng bước làm chủ phương pháp, kỹ thuật genom editing và kỹ thuật khác để phát triển hệ thống phân tích kiểu gen phục vụ chọn tạo giống cây trồng;

- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các phương pháp nhân giống mới, hiệu quả cao đối với một số cây kinh tế quan trọng của Việt Nam.Tiếp tục triển khai và phát triển công nghiệp vi nhân giống các giống cây trồng nông, lâm nghiệp chủ lực, đáp ứng yêu cầu về đặc tính giống cây trồng chất lượng cao, sạch bệnh phục vụ sản xuất hàng hóa chủ lực tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;

- Xác lập gen, nhóm gen, chỉ thị phân tử một số cây trồng đặc sản bản địa của Việt Nam làm cơ sở cho việc bảo tồn, khai thác nguồn gen quý hiếm, bảo hộ giống, xây dựng thương hiệu sản phẩm cây trồng ở Việt Nam.

4.2.1.2. Về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cây và đất trồng trọt

- Nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ sinh học tạo kít chẩn đốn, quản lý dịch bệnh cây trồng và kiểm sốt dư lượng các chất cấm trong nơng sản có nguồn

gốc từ cây trồng và giám định, chẩn đoán độ phì nhiêu, sức khỏe đất trồng trọt, nước tưới/r giám định, chẩn đốn độ phì nhiêu, sức;

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để nâng cao sức đề kháng của cây trồng, tạo vaccin phòng bệnh cây trồng;

- Nghiên cứu phát triển công nghệ và sản xuất thử nghiệm phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh vật, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, sản phẩm xử lý ô nhiễm mơi trường nơng nghiệp, nơng thơn có hiệu quả kinh tế cao, có tiềm năng ứng dụng trong thực tiễn và có khả năng sản xuất ở qui mơ cơng nghiệp;

- Nghiên cứu khai thác hệ sinh vật đất để nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng, phục hồi, ổn định và nâng cao độ phì của đất canh tác cây trồng nơng lâm nghiệp chủ lực;

- Phát triển các chế phẩm và giải pháp kỹ thuật sinh học trong nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của cây trồng, phục hồi, ổn định, nâng cao độ phì nhiêu của đất, giảm phát thải khí nhà kính đối với cây trồng nơng lâm nghiệp chủ lực ở qui mô công nghiệp và tái sử dụng hiệu quả các phế, phụ phẩm của sản xuất nông, lâm nghiệp.

4.2.1.3. Về vật nuôi, thủy sản

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để xây dựng các phương pháp và bộ sinh phẩm (KIT) kiểm định, đánh giá chất lượng con giống vật nuôi, thủy sản;

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ kỹ thuật mới kết hợp kỹ thuật chọn lọc truyền thống tạo giống vật ni (gia cầm, lợn, bị), thủy sản mới tích hợp nhiều đặc tính mới, ưu việt (năng suất cao, chất lượng và sức chống chịu tốt với bệnh dịch và điều kiện môi trường) trên nền các giống vật nuôi, thủy sản đang sử dụng rộng rãi trong sản xuất.

- Nghiên cứu phát triển công nghệ sinh sản và công nghệ khác để cải tiến chất lượng và qui mô đàn giống vật nuôi, thủy sản chủ lực;

- Xác lập gen, nhóm gen, chỉ thị phân tử một số vật ni, thủy sản bản địa, phục vụ mục đích bảo tồn, khai thác nguồn gen quý hiếm, bảo hộ giống và xây dựng thương hiệu sản phẩm vật nuôi, thủy sản của Việt Nam.

4.2.1.4. Về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe vật nuôi, thủy sản

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phát triển phương pháp, bộ sinh phẩm (KIT) phát hiện, giám định tác nhân gây một số bệnh quan trọng ở vật nuôi, thủy sản, kiểm sốt dư lượng các chất cấm trong thực phẩm có nguồn gốc từ vật ni, thủy hải sản;

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để nâng cao sức đề kháng của vật nuôi, thủy sản tạo vaccin phịng bệnh vật ni, thủy sản, sản xuất thuốc thú y sinh học có hiệu quả kinh tế cao, có tiềm năng ứng dụng trong thực tiễn và có khả năng sản xuất ở qui mô công nghiệp;

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ enzym, protein, vi sinh vật tạo sản phẩm nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng vật nuôi, nâng cao sức đề kháng đối với các yếu tố sinh học, phi sinh học, nâng cao giá trị gia tăng các nguyên liệu, phụ phẩm nơng nghiệp làm thức ăn chăn ni, thủy sản có tiềm năng ứng dụng trong thực tiễn và có khả năng sản xuất ở qui mơ công nghiệp;.

4.2.1.5 Về bảo quản sau thu hoạch

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phát triển phương pháp, bộ sinh phẩm (KIT) phục vụ kiểm định, đánh giá an tồn và chất lượng thực phẩm từ cây trồng, vật ni, thủy sản giám định, chẩn đoán tác nhân gây hỏng, giảm chất lượng nông sản, thực phẩm;

- Nghiên cứu phát triển phương pháp, kỹ thuật, chế phẩm sinh học phục vụ sơ chế, bảo quản và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông, lâm sản và thủy sản chủ lực của ngành nông nghiệp.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tạo công nghệ, chế phẩm sinh học nâng cao giá trị gia tăng các phụ phẩm chế biến sau thu hoạch cây trồng và sản phẩm chăn nuôi, nuôi trồng thủy, hải sản.

4.2.1.6 Các nghiên cứu khác

Triển khai các nghiên cứu điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng công nghiệp sinh học tại các địa phương, đề xuất qui hoạch công nghiệp sinh học tại một số tỉnh, thành phố và vùng trọng điểm.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2030 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w