Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Kết quả nghiên cứu lâm sàng
3.3.1. Thời điểm phẫu thuật và xử lý tổn thương kết hợp
Khi chúng tôi tiếp nhận BN tại khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Chợ Rẫy thì BN khơng cịn trong tình trạng cấp cứu, các tổn thương đe doạ tính mạng đã được xử trí, nên thời điểm can thiệp phẫu thuật thường muộn.
§ Thời điểm can thiệp phẫu thuật
- Thời điểm can thiệp phẫu thuật trung bình : 17 ± 11 ngày + Thời điểm can thiệp sớm nhất : 5 ngày
+ Thời điểm can thiệp muộn nhất : 68 ngày - Thời điểm can thiệp phẫu thuật trên 2 nhóm BN
Bảng 3.12. Số bên tổn thương và thời điểm can thiệp phẫu thuật Thời điểm Thời điểm phẫu thuật BN tổn thương 1 bên BN tổn thương 2 bên Tổng BN Tỷ lệ % <= 7 ngày 2 0 2 4,2 8 – 14 ngày 22 2 24 50 15 – 21 ngày 7 3 10 20,8 22 – 28 ngày 4 2 6 12,5 > 28 ngày 5 1 6 12,5 Tổng số 40 8 48 100 p 0,328
Nhận xét: Phần lớn BN được phẫu thuật ở thời điểm 8 -14 ngày (tuần thứ 2)
sau chấn thương (50%). Kết quả so sánh thời điểm can thiệp phẫu thuật giữa nhóm BN tổn thương 1 bên và 2 bên KCC cho thấy sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p = 0,328 - kiểm định Fisher Exact test)
§ Cố định tăng cường bổ sung
Bảng 3.13. Phương tiện cố định tăng cường bổ sung
Cố định tăng cường bổ sung Số lượng Tỷ lệ %
Khơng sử dụng 40 83,3
Có sử dụng
Nẹp vít 4 8,3
Khung cố định ngồi 2 4,2
2 thanh rod vít phía trước 1 2,1 1 thanh rod vít phía trước 1 2,1
Tổng số 48 100
Nhận xét: Có 8/48 BN được cố định tăng cường vòng chậu trước (16,7 %)
Trong các phương tiện cố định tăng cường bổ sung, nẹp vít được sử dụng nhiều nhất (4/8 BN, hình 3.12).
Hình 3. 12. Cố định tăng cường vịng chậu trước bằng nẹp vít
§ Xử trí các tổn thương kết hợp
Các tổn thương kết hợp đã được xử trí ổn định tại các bệnh viện tuyến trước hoặc tại các chuyên khoa có liên quan trước khi chuyển đến khoa Chấn thương chỉnh hình như: chấn thương ngực, bụng, cơ quan niệu dục, đặt cố định ngoài khung chậu. Các tổn thương xương khớp cịn lại được xử trí sau phẫu thuật nắn chỉnh và kết xương KCC.
- Chấn thương ngực: tràn khí, tràn máu màng phổi được đặt dẫn lưu màng phổi cho đến khi ổn định.
- Chấn thương bụng: BN có tổn thương các tạng như gan, lách được xử trí cấp cứu để cứu tính mạng và ổn định huyết động học. Tổn thương rách đại tràng hay trực tràng được làm hậu môn nhân tạo.
- Tổn thương vỡ bàng quang: BN được khâu bàng quang và đặt thông niệu đạo.
- Tổn thương niệu đạo: BN được dẫn lưu bàng quang qua da và khâu niệu đạo cấp cứu hoặc tái tạo niệu đạo sau khi BN đã đi lại được.
- Khung chậu sẽ được bất động tạm thời bằng khung cố định ngoài để giúp ổn định huyết động và các chấn thương khác ổn định