Cách thức tiến hành xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên bóng ném hà nội lứa tuổi 13 – 15 (Trang 48 - 54)

3.2.3 Cách thức tiến hành xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện thể lực cho nam vận động viên Bóng ném Hà Nội lứa tuổi 13 – 15. luyện thể lực cho nam vận động viên Bóng ném Hà Nội lứa tuổi 13 – 15.

Việc xác định, đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên Bóng ném Hà Nội lứa tuổi 13 – 15 được tiến hành theo các bước như sau:

- Bước 1: Xác định tuổi theo giấy khai sinh của vận động viên

- Bước 2: Xác định số liệu về các chỉ tiêu. Từ đó xác định điểm của từng chỉ tiêu (qua bảng điểm)

- Bước 3: Đánh giá, xác định tổng điểm đạt được của vận động viên ở 5 chỉ tiêu và đánh giá như sau:

+ Trình độ thể lực tốt : đạt từ 41 – 50 điểm + Trình độ thể lực khá : đạt từ 35 – 40 điểm + Trình độ thể lực trung bình: đạt từ 25 – 34 điểm + Trình độ thể lực kém : đạt dưới 25 điểm

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, để đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên Bóng ném Hà Nội lứa tuổi 13 – 15 có 5 chỉ tiêu đánh giá về 3 nhóm tố chất, năng lực chuyên môn. Giá trị các chỉ tiêu là như nhau và tổng điểm đạt được của 5 chỉ tiêu này ( theo thang điểm 10) là tiêu chuẩn để đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên Bóng ném lứa tuổi 13 – 15. Tuy nhiên, để đạt được tổng điểm cuối cùng, không nhất thiết phải đạt được điểm như ở trong chỉ tiêu của tổng các chỉ tiêu, có thể lấy điểm đạt được của chỉ tiêu này bù cho chỉ tiêu khác, miễn là tổng điểm đạt được phải nằm trong khoảng xác định của các chỉ tiêu.

Từ kết quả nghiên cứu trên, trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên Bóng ném lứa tuổi 13 – 15 mà đề tài xây dựng được,

chúng tôi đã sơ bộ tiến hành kiểm tra trình độ thể lực của 4 nam vận động viên Bóng ném Hà Nội lứa tuổi 13 – 15 và kết quả cho thấy như sau:

Bảng 3.16. Kết quả kiểm tra ngược thông qua các chỉ tiêu xây dựng được

TT Chỉ tiêu

VĐV

No1 No2 No3 No4 No5 No6

(13) (13) (14) (14) (15) (15) 1 Chạy 3000m (phút) 7.5 9 7.5 7,5 9 7.5 2 Bật cao với bảng bằng một chân (cm) 8.5 8 8.5 9 8 8.5 3 Dẫn bóng tốc độ 30m (s) 8.5 7.5 8 8.5 8.5 8.5 4 Ném bóng xa có đà bằng một tay (m) 8 8.5 8 8.5 7.5 8 5 Dẫn bóng vượt qua 8 cọc 30m (s) 8 8.5 8 8 7.5 8 6 Tổng điểm 40.5 41.5 40 41.5 40.5 40.5 7 Trung bình 8.1 8.3 8 8.3 8.1 8.1

Qua bảng 3.16 cho ta thấy những vận động viên đạt thành tích tốt trong các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực cũng là những vận động viên đạt thành tích tốt trong giải đấu, và ngược lại những vận động viên nào không đạt thành tích tốt trong các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực là những vận động viên không đạt thành tích tốt trong giải đấu.

Kết luận.

Từ kết quả nghiên cứu trên đề tài đi tới kết luận:

1. Đề tài đã lựa chọn được 5 chỉ tiêu để đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên Bóng ném Hà Nội lứa tuổi 13 – 15 đảm bảo độ tin cậy, tính xác xuất và có tính thông báo bao gồm:

- Dẫn bóng tốc độ 30m (s)

- Bật cao với bảng bằng một chân (cm) - Ném bóng xa có đà bằng một tay (m) - Dẫn bóng luồn qua 8 cọc 30m (s) - Chạy 3000m (phút)

2. Đề tài đã xây dựng được bảng điểm tổng hợp, đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên Bóng ném Hà Nội lứa tuổi 13 – 15.

3. Kết quả kiểm tra ngược đã một lần nữa khẳng định tính khoa học, chính xác và hiệu quả của các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên Bóng ném Hà Nội lứa tuổi 13 – 15 thông qua hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ứng dụng mà đề tài đã xây dựng được.

Kiến nghị.

Từ kết quả nghiên cứu trên cho phép đề tài có một số kiến nghị sau: 1. Các chỉ tiêu nghiên cứu ứng dụng của đề tài được sử dụng trong kiểm tra và đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên Bóng ném Hà Nội lứa tuổi 13 – 15.

2. Các thang điểm và tiêu chuẩn đánh giá xây dựng được thông qua nghiên cứu có thể sử dụng làm cơ sở để đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên Bóng ném Hà Nội lứa tuổi 13 – 15.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

2. Vũ Cao Đàm (1995), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB GD.

3. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý TDTT, NXB TDTT. 4. Nguyễn Hùng Quân (2002), Giáo trình Bóng ném, NXB TDTT, Hà Nội. 5. Nguyễn Toán (1998), Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV, NXB TDTT, Hà Nội.

6. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Phạm Ngọc Viễn, Lưu Quang Hiệp (1999), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, NXB Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Văn (1987), Phương pháp toán học thống kê, NXB TDTT, Hà Nội.

8. Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thanh Nữ (1991), Tâm lý học TDTT, NXB TDTT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng Anh

9. Aulic I.V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, NXB TDTT Hà Nội.

10. Hare.D (1996), Học thuyết huấn luyện, NXB TDTT Hà Nội.

11.Philin V.P (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB TDTT, Hà Nội.

12.Zaxivroxki (1987), Các tố chất thể lực của VĐV, NXB TDTT, Hà Nội. Người dịch: Bùi Tử Liêu, Phạm Xuân Tâm.

PHỤ LỤC BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU

LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NINH ---

PHIẾU PHỎNG VẤN Kính gửi: ………..

Đơn vị: ……….

Nhằm tìm hiểu thực trạng việc đánh giá trình độ thể lực cho nam VĐV bóng ném Hà Nội lứa tuổi 13 – 15, mong đồng chí nghiên cứu kỹ câu hỏi dưới đây của chúng tôi và cho cách trả lời bằng cách gạch chân và đánh dấu vào câu cần thiết. Ý kiến đóng góp của đồng chí sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin bổ ích trong việc ứng dụng các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực cho nam VĐV bóng ném. Xin chân thành cảm ơn! Xin đồng chí cho biết sơ lược về bản thân. Họ và tên: ... Tuổi: ...

Trình độ chuyên môn: ...

Chức vụ: ...

Đơn vị công tác: ...

Thâm niên làm công tác giảng dạy - huấn luyện bóng ném: ... Câu hỏi 1: Trong công tác đánh giá trình độ thể lực cho nam VĐV bóng ném các chỉ tiêu nào sau đây đã và đang được áp dụng (gạch dưới dòng thích hợp) và đồng chí hãy xếp các hình thức theo mức độ quan trọng cần tính đến trong quá trình đánh giá (đánh dấu thích hợp).

1 2

1 2

Dẫn bóng tốc độ 30m (s)  

1 2

Nằm sấp chống đẩy (sl)  

1 2

Bật cao với bảng bằng một chân (cm)  

1 2 Ném bóng xa có đà bằng một tay (m)   1 2 Chạy 30m tốc độ (s)   1 2 Dẫn bóng luông qua 8 cọc 30m (s)   1 2

Gánh tạ 20kg bước bục tối đa (sl)  

1 2

Ném bóng vào ô ở gôn (điểm)  

1 2

Nhảy lò cò một chân 30m (s)   (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 2

Bật nhảy hố cát 30" (sl)  

1 2

Ném bóng vào ô trên tường trong 30 giây  

1 2

Thực hiện bài tập tổng hợp (s)  

1 2

Chạy con thoi 30m x 3 lần (s)  

1 2

Dẫn bóng hình rẻ quạt (5 bóng) (s).  

Dẫn bóng 200m ziczắc (s).   1 2 Di chuyển ngồi 5 bóng (s).   1 2 Chạy 1500m   1 2 Chạy 3000m.  

Xin chân trọng cảm ơn sự cộng tác của các đồng chí!

Ngày ... tháng ... năm 2011 Người phỏng vấn Người được phỏng vấn

(Ký tên)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên bóng ném hà nội lứa tuổi 13 – 15 (Trang 48 - 54)