Biện pháp 1: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dụng cụ, phương tiện phục vụ tập luyện và học tập các môn TDTT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh trường THPT hoài đức b hà nội (Trang 31 - 33)

- Phần kết thúc:

7 Tăng cường tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh 12 12 10

3.2.1. Biện pháp 1: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dụng cụ, phương tiện phục vụ tập luyện và học tập các môn TDTT.

thiết bị dụng cụ, phương tiện phục vụ tập luyện và học tập các môn TDTT.

Từ thực trạng điều kiện cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt dộng dạy và tập luyện các môn TDTT ở Trường THPT Hoài Đức B – Hà Nôị cho thấy, có tới 91% các giáo viên được phỏng vấn đồng ý với biện pháp cần: đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện phục vụ cho việc giảng daỵ tập luyện các môn học TDTT.

Theo lí luận Mac-LêNin, công cụ lao động quyết định trực tiếp đến năng xuất và chất lượng của lao động. Do vậy, bên cạnh yếu tố cơ bản là con người – chủ thể của mọi hành động thì cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, hiệu quả của quá trình huấn luyện các môn học TDTT trong các nhà trường.

Đây là biện pháp cơ bản quan trọng đầu tiên nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi giúp cho người dạy cũng như người học thực hiện các hoạt động huấn luyện với khả năng tốt nhất. Nếu cơ sở vật chất nghèo nàn, dụng cụ, trang thiết bị thiếu thốn, khi đó các em sẽ không có điều kiện để làm quen với những môn thể thao mà mình yêu thích, không có những phương tiện hỗ trợ để các em thực hiện các bài tập. Xét ở góc độ khác, nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn...người dạy sẽ không có điều kiện cần và đủ để giới thiệu lí thuyết, thị phạm động tác, yếu lĩnh cơ bản của bài học giúp cho học sinh học tập, làm theo. Do đó chất lượng hiệu quả của các giờ học không cao là hoàn toàn có cơ sở.

Thực trạng hiện nay, địa điểm tập luyện TDTT của học sinh Trường THPT Hoài Đức B – Hà Nội rất khó khăn, không gian và diện tích giành riêng cho huấn luyện các môn học TDTT rất hạn hẹp. Chính vì thế, hứng thú của các em đối với giờ học TDTT vốn đã không cao nay lại càng bị mai một, giảm sút. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức, trách nhiệm dạy – học cũng như chất lượng hiệu quả của quá trình huấn luyện các môn học TDTT.

Để công tác GDTC chất lượng từng bước nâng lên và có hiệu quả, nhà trường cần giải quyết, khắc phục những tồn tại kể trên. Tuy nhiên, quá trình xem xét đầu tư xây dựng, mua sắm mới và tu sửa phải cân nhắc đến tính hiệu quả của công trình đầu tư, phù hợp với điều kiện kinh tế có thể huy động khai thác, đáp ứng được yêu cầu day – học của giáo viên và học sinh trong nhà trường. Cụ thể là:

- Về sân bãi:

Cần quan tâm và đầu tư kinh phí để quy hoạch tổng thể khuôn viên nhà trường, ưu tiên xây dựng các công trình cần thiết trước phục vụ đắc lực cho quá trình GD – ĐT của nhà trường nói chung. Đồng thời tạo được sân chơi riêng cho học sinh tập luyện các môn học TDTT theo chương trình chính khóa cũng như ngoại khóa. Trường hợp điều kiện quá khó khăn, nhà trường cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan mà trực tiếp với các trung

tâm TDTT, văn hóa của huyện, của địa phương trên địa bàn tận dụng triệt để điều kiện cơ sở vật chất hiện có của địa phương hỗ trợ cho huấn luyện TDTT của nhà trường.

Ngoài ra, nhà trường cần làm tốt việc huy động các nguồn kinh phí có thể của trên cấp, của nghành, của địa phương, của nhân dân, phụ huynh, học sinh đóng góp hoặc từ các nguồn tài trợ khác của các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm. Quản lí chặt chẽ nguồn kinh phí theo nguyên tắc thu chi tài chính. Đầu tư đúng cho các công trình thiết thực phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dạy – học của nhà trường.

- Về trang thiết bị dụng cụ tập luyện:

Các cấp, các ngành cần đầu tư kinh phí sửa chữa hoặc mua sắm mới các dụng cụ, phương tiện phục vụ cho tập luyện, giảng dạy của giáo viên cũng như học sinh trong chương trình chính khóa và ngoại khóa. Tăng cường thêm kinh phí để mua sắm các dụng cụ của một số môn thể thao cơ bản có nhiều học sinh tập luyện như: bóng đá, cầu lông, bóng bàn...nhằm khuyến khích động viên lòng say mê, nhiệt tình và hứng thú của giáo viên cũng như học sinh trong giảng dạy cũng như học tập môn thể dục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh trường THPT hoài đức b hà nội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w